Tài khoa học, luận án tiến sỹ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 34)

- TS. Hoàng Thị Thành (Chủ nhiệm đề tài) (2002), Một số định hướng chuẩn bị NNL đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển KTTTh ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Chương 1, các tác giả đã trình bày được những vấn đề lý luận và thực tiễn: 1) Khẳng định KTTTh là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người và KTTTh là vận hội để Việt Nam đẩy nhanh CNH, HĐH;

2) Đưa ra 5 nhóm chỉ số đánh giá sự phát triển KTTTh: nhóm chỉ số về năng lực sáng tạo của doanh nghiệp; nhóm chỉ số về nền tảng tri thức; nhóm chỉ số về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông; nhóm chỉ số về cơ cấu nền kinh tế; nhóm chỉ số về vai trò của chính phủ; 3) Nêu ra những tiền đề ban đầu và những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt để phát triển KTTTh; 4) Chỉ ra các nguồn lực chủ yếu bao gồm vốn kết cấu hạ tầng KH - CN, vốn con người, vốn xã hội và vai trò của NNL trong phát triển KTTTh; 5) Nêu kinh nghiệm về phát triển NNL của một số nước đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore. Chương 2, các tác giả đi sâu phân tích thực trạng NNL nước ta và NNL của thành phố Hà Nội trước yêu cầu từng bước phát triển KTTTh và khẳng định: quy mô NNL tăng cao là nội lực lớn nhưng cũng tạo ra áp lực về đào tạo và việc làm, chất lượng NNL đã được cải thiện nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - XH nói chung và yêu cầu phát triển KTTTh nói riêng. Chương 3, các tác giả đưa ra 5 định hướng để chuẩn bị NNL cho phát triển KTTTh ở nước ta: đổi mới một cách cơ bản quan điểm, cơ cấu và chính sách đầu tư phát triển NNL; nâng cao chất lượng và hiệu quả GD - ĐT, coi GD - ĐT là phương thức chủ yếu để phát triển NNL; mở rộng hợp lý quy mô GD - ĐT trên cơ sở đảm bảo chất lượng đào tạo, chú trọng tăng quy mô đào tạo nghề để đảm bảo NNL có cơ cấu hợp lý; phát triển mạnh CNTT nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận thông tin và tạo cơ hội học tập suốt đời cho NNL; ưu tiên phát triển NNL cho các ngành công nghệ cao. Đồng thời các tác giả đề xuất 5 giải pháp cơ bản để chuẩn bị NNL cho phát triển KTTTh ở nước ta.

- Lê Thị Ngân (2004), Nâng cao chất lượng NNL tiếp cận KTTTh ở Việt Nam,

Luận án tiến sỹ Kinh tế. Tác giả luận án đã giải quyết được những vẫn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng NNL tiếp cận KTTTh: đưa ra quan điểm NNL, chất lượng NNL, nâng cao chất lượng NNL tiếp cận KTTTh; đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng NNL; phân tích những nhân tố tác động đến chất lượng NNL; luận giải vai trò của NNLCLC trong nền KTTTh với tư cách tri thức - sản phẩm của NNL là yếu tố trực tiếp của quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng NNL là động lực chủ

yếu tiếp cận, phát triển KTTTh; khẳng định nâng cao chất lượng NNL tiếp cận KTTTh là yêu cầu cần thiết; phân tích kinh nghiệm nâng cao chất lượng NNL của Trung Quốc, Hàn Quốc. Luận án cũng đã phân tích thực trạng chất lượng NNL và việc nâng cao chất lượng NNL tiếp cận KTTTh từ năm 1990 đến năm 2003 trên các mặt về biến đổi chất lượng NNL, về các nhân tố tác động trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng NNL ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả luận án khẳng định: NNL nước ta dồi dào về số lượng, đã đạt được ở mức nhất định về chất lượng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển KTTTh còn nhiều bất cập và tác giả nêu 7 quan điểm, đề xuất ba nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng NNL tiếp cận KTTTh ở Việt Nam.

- Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển NNLCLC để hình thành nền KTTTh ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế. Tác giả luận án đã trình bày những vấn đề chung về NNLCLC để hình thành KTTTh: đưa ra khái niệm NNLCLC; khẳng định vai trò tiên phong của NNLCLC; đưa ra các tiêu chí phân định NNLCLC; nêu được các kinh nghiệm nâng cao chất lượng NNL của Mỹ, Singapore và rút ra những bài học cho Việt Nam. Đồng thời, tác giả đã khái quát quan điểm của Đảng về phát triển NNLCLC qua các thời kỳ; phân tích thực trạng phát triển NNLCLC; đánh giá thực trạng phát triển NNLCLC ở Việt Nam cả thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Tác giả luận án cũng đã đưa ra 4 quan điểm và đề xuất 3 nhóm giải pháp phát triển NNLCLC để hình thành nền KTTTh.

1.2.3. Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành

- TS. Nguyễn Hữu Dũng (2002), Phát triển NNLCLC trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế , Tạp chí Lý luận chính trị số 8. Từ cách tiếp cận của Liên Hiệp Quốc và của các nhà kinh tế, tác giả đưa ra khái niệm NNL, phát triển NNL, NNLCLC. Điều đặc biệt là, tác giả mở cho NCS một hướng nghiên cứu mới khi cho rằng giữa chất lượng NNL và NNLCLC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. NNLCLC là một bộ phận cấu thành tinh tuý nhất của chất lượng NNL, cho nên khi nghiên cứu không thể tách NNLCLC khỏi chất lượng NNL.

- GS. Đặng Hữu (2005), Đào tạo nhân lực cho CNH, HĐH dựa trên KTTTh ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 4. GS khẳng định, nhân tố cơ bản nhất để phát triển KTTTh là NNLCLC dựa trên nền giáo dục tiên tiến và luận giải KTTTh có nhiều khác biệt cơ bản so với kinh tế công nghiệp trên ba khía cạnh: vốn tri thức (trở thành yếu tố quan trọng nhất của sản xuất hơn cả LĐ và tài nguyên), sáng tạo (trở thành động lực quan trọng nhất), tốc độ đổi mới nhanh chóng. Theo tác giả, để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đòi hỏi phải coi GD - ĐT là quốc sách hàng đầu và nền giáo dục đó phải thực hiện được 3 nhiệm vụ: nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo được NNLCLC và chăm lo bồi dưỡng đội ngũ nhân tài.

- PGS.TS. Phạm Thành Nghị (2007), Phát triển NNL cho nền KTTTh, Tạp chí Nghiên cứu con người số 2. Tác giả cho rằng, Việt Nam có nguồn LĐ dồi dào nhưng chất lượng thấp, vấn đề đặt ra là, để rút ngắn con đường CNH, HĐH và chuẩn bị cho sự phát triển của nền KTTTh cần đầu tư vào phát triển con người. Tác giả nêu ra một số vấn đề trọng tâm trong phát triển NNL cho nền KTTTh: các loại hình LĐ có vai trò quan trọng nhất trong nền KTTTh, vấn đề học tập suốt đời và học tập chiến lược. Trong đó, đặc biệt tác giả dẫn ra ý tưởng của Wolff và Baumol phân LĐ ra làm 2 loại chính: LĐ thông tin và LĐ phi thông tin. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra, có một nhóm LĐ mà ít người nghĩ có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của KTTTh là LĐ khoa học xã hội nhân văn. Sự phân định này là những gợi ý bổ ích trong quá trình nghiên cứu luận án.

- TS. Bùi Việt Phú (2010), Đào tạo NNL trình độ cao để tham gia nền KTTTh, Tạp chí Giáo dục số 233. Tác giả cho rằng, trong bối cảnh phát triển KTTTh, đào tạo NNL trình độ cao là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia nhằm chủ động tham gia nền KTTTh. Theo đó, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm xây dựng được đội ngũ nhân lực được đào tạo ở nước ngoài có chất lượng cao như: phải có sự thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đa dạng hoá con đường bồi dưỡng nhân tài, hoàn thiện và củng cố hệ thống văn bản pháp quy theo hướng tạo hành lang mở cho các tác nhân tham gia đào tạo ở nước ngoài, thực hiện chế độ đãi ngộ và sử dụng tài năng hợp lý.

Những kết luận và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận án

Trên cơ sở tổng quan những nội dung và kết quả chính của các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề NNL, NNLCLC bước đầu luận án rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, trong thời gian qua, NNL, NNLCLC là một trong những chủ đề không chỉ thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, mà còn trở thành chủ đề để các nghiên cứu sinh và học viên cao học lựa chọn làm nội dung nghiên cứu cho các luận án, luận văn của mình.

Thứ hai, tổng hợp các nghiên cứu về vấn đề NNL, NNLCLC như đã trình bày ở trên cho thấy, các công trình nghiên cứu về NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh còn rất ít. Đặc biệt, ở tỉnh Thừa Thiên Huế mới chỉ có một vài công trình nghiên cứu về NNL như của tác giả Vũ Duy Dự và Lê Thị Kim Phương từ năm 1999 - 2004, chưa có công trình nghiên cứu nào về NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nhất là trong một thời kỳ dài. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, việc bổ sung vào khoảng trống các vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ để hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh được luận án xác định là hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến NNL, NNLCLC. Tuy nhiên, luận án cho rằng, có một số vấn đề vấn đề sau đây cần tiếp tục được nghiên cứu:

- Cần thiết phải làm sáng tỏ các quan niệm khác nhau về NNL, NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh và các đặc thù của NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh khác với các mô hình CNH truyền thống.

- .Các đặc điểm của CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh cần được rút ra và xem xét để thấy rằng, chính các đặc điểm đó tác động đến yêu cầu của NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh.

- Các vấn đề như: yêu cầu của NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh; các nhân tố tác động, xu hướng và tính quy luật trong dịch chuyển cơ cấu NNL theo

hướng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh vẫn đang là những vấn đề khá mới mẻ cần có sự nghiên cứu thấu đáo hơn.

- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở một địa phương trong một thời gian dài, trên cơ sở đó tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh là hết sức cần thiết và chưa được nhiều người nghiên cứu.

Đó là những gợi mở để đề tài luận án “Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay”

Chương 2

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 34)