Xu hướng dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 57)

KINH TẾ TRI THỨC

2.2.2.1.Xu hướng dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Thứ nhất, xu hướng dịch chuyển cơ cấu NNL có trình độ CMKT theo cơ cấu nền kinh tế. Quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh đòi hỏi có sự dịch chuyển cơ cấu NNL theo trình độ CMKT để đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao. Cơ cấu NNL theo trình độ CMKT là một trong những tiêu thức xác định chất lượng NNL, nó phản ánh: cấu tạo chất lượng NNL, trình độ phát triển NNL CMKT, năng lực và tính hợp lý về quy mô đào tạo các cấp trình độ CMKT. Ở nước ta, cơ cấu NNL theo trình độ CMKT chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh biểu hiện: tỷ lệ NNLCLC còn nhỏ bé so với nhu cầu thực tế. Đến năm 2004, LĐ có CMKT mới chỉ đạt 22,5%, trong khi LĐ chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ quá cao: 77,5%. Tình trạng này dẫn đến dư thừa rất lớn LĐ phổ thông, trong khi lại thiếu hụt nghiêm trọng LĐ có trình độ cao, nhất là LĐ cung cấp cho các KCN, khu chế xuất; cơ cấu NNL qua đào tạo CMKT mất cân

đối: năm 2004 cơ cấu đó là: (1 CĐ, ĐH/0,91 THCN/2,75 CNKT). So với những năm trước đây thì cơ cấu NNL theo trình độ CMKT của nước ta đã có sự chuyển biến theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên so với nhiều nước trên thế giới và yêu cầu của quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở nước ta thì xu hướng dịch chuyển cơ cấu NNL theo trình độ CMKT còn rất chậm (các nước có nền kinh tế phát triển có cơ cấu:1 CĐ, ĐH/4 THCN/10 CNKT) [116;126 - 127]. Như vậy, quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở nước ta đòi hỏi phải xây dựng được một cơ cấu NNL phù hợp giữa các loại trình độ CMKT. Do đó, Nhà nước cần có sự điều chỉnh chính sách đào tạo để giảm NNL có trình độ SC, tăng tỷ trọng NNL có trình độ CMKT cao (cán bộ khoa học, nhà quản lý, chuyên viên kỹ thuật, CNKT...) phấn đấu đến năm 2020 nước ta sẽ xây dựng được một cơ cấu NNL theo trình độ CMKT hợp lý hơn.

Thứ hai, xu hướng dịch chuyển cơ cấu NNL theo ngành kinh tế. Theo xu hướng phát triển KTTTh, LĐ trong ngành nông nghiệp sẽ giảm xuống còn khoảng 5% và LĐ công nghiệp, LĐ dịch vụ thông thường ngày càng dịch chuyển sang các ngành dịch vụ đòi hỏi kiến thức, trình độ CMKT và kỹ năng cao hơn. Hai nhà kinh tế người Mỹ là P.Windrum và M.Tomlinson đã liệt kê một số nhóm ngành cần nhiều LĐ CMKT, đó là: kế toán; kiến trúc, điều tra thăm dò, các dịch vụ xây dựng; máy tính và các dịch vụ liên quan đến CNTT; thiết kế; môi trường; quản lý các phương tiện; bảo hiểm; bất động sản; viễn thông, tuyển dụng LĐ và cung cấp nhân viên kỹ thuật; dịch pháp luật; nghiên cứu thị trường... [116;335].

Đối với Việt Nam, trong quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, để xây dựng được một cơ cấu kinh tế tối ưu cần phải đáp ứng được một trong các yếu cầu: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần và tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên. Theo đó, cơ cấu NNL cũng phải dịch chuyển cho phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế: tỷ trọng LĐ trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên; tỷ trọng LĐ trong ngành nông nghiệp giảm xuống. Trong đó, đặc biệt chú ý đến cơ cấu LĐ có trình độ CMKT trong các ngành công nghiệp - xây dựng, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh và lợi thế xuất khẩu; các ngành công nghiệp

nặng, công nghiệp mũi nhọn; các ngành công nghệ cao; các ngành xây dựng và các ngành dịch vụ mà đặc biệt là các ngành dịch vụ mũi nhọn.

Thứ ba, xu hướng dịch chuyển cơ cấu NNL theo vùng kinh tế. Quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở nước ta sẽ dẫn đến sự dịch chuyển cơ cấu theo vùng kinh tế, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực. Trong thời gian qua, ở nước ta việc phân bố NNL giữa các vùng lãnh thổ chuyển biến khá tích cực: tỷ trọng NNL khu vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm tăng lên, còn tỷ trọng NNL khu vực nông thôn và các vùng kinh tế chậm phát triển giảm xuống. Sở dĩ có xu hướng nay là vì: thông thường ở các khu vực này tập trung nhiều KCN, cụm công nghiệp, nhà máy, là nơi vươn tới người nghèo và do trong quá trình đô thị hoá một bộ phận LĐ nông nghiệp mất đất sản xuất phải đi tìm việc làm ở nơi khác. Vấn đề đặt ra là, trong thời gian tới để đảm bảo cơ cấu NNL phù hợp và cân đối giữa các vùng, Nhà nước cần có chính sách và biện pháp phù hợp: hàng năm tiến hành điều tra cơ bản để nắm rõ dân số và NNL của từng vùng; xác định thừa và thiếu NNL cụ thể của từng vùng; đầu tư các nguồn lực để phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn, vùng chậm phát triển... nhằm đảm bảo cân đối NNL giữa các vùng.

Thứ tư, xu hướng dịch chuyển cơ cấu NNL theo thành phần kinh tế. CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh trong môi trường KTTT thì, dịch chuyển cơ cấu NNL theo thành phần kinh tế nhằm hướng vào việc khai thác tối đa mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế là rất quan trọng. Trong những năm tới do tác động của quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh và quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, theo đó dịch chuyển NNL sẽ diễn ra theo xu hướng tăng tỷ trọng LĐ trong các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Trong đó, đáng chú ý là tăng NNL làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; còn NNL làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể không tăng nhiều, thậm chí giảm xuống so với trước đây và so với các thành phần kinh tế khác. Điều đó tất yếu dẫn đến tỷ trọng NNL của thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trong cơ cấu NNL của từng vùng, từng địa phương cũng như trong cơ cấu NNL trên toàn quốc giảm xuống. Để bảo đảm được định hướng CNXH và bảo đảm cho thành phần kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo, nòng cốt của nền

kinh tế quốc dân, Nhà nước phải cải cách triệt để hệ thống đào tạo và tiền lương cùng với những ưu đãi thiết thực đối với người LĐ nhằm tránh hiện tượng chảy máu chất xám từ thành phần này sang thành phần khác có mức lương cao hơn.

Ngoài dịch chuyển cơ cấu NNL theo trình độ CMKT, ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và thành phần kinh tế, trong quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh thì còn có sự dịch chuyển NNL theo giới tính, theo nghề nghiệp... Bởi, hiện nay, Việt Nam đạt được những thành tựu nhất định trong thực hiện bình đẳng giới và xuất hiện một số nghề nghiệp mới.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 57)