Sách tham khảo và chuyên khảo

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

- GS.TS.Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên) (2010), Thực trạng NNL, nhân tài của đất nước hiện nay: Những vấn đề đặt ra - Giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả, như: GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc, PGS.TS. Nguyễn Phương Ngọc, PGS.TS. Trịnh Quang Từ, PGS.TS. Hà Thế Truyền... Hầu hết các bài viết tập trung phân tích về NNL, NNLCLC như: Phát triển NNL có kỹ năng, đặc trưng của NNLCLC; Đào tạo nhân

tài trong các trường ĐH; Thực trạng NNLCLC... Trong đó, TS. Cao Xuân Trung trong bài Đặc trưng cơ bản của NNLCLC, đã bước đầu phác hoạ 5 đặc trưng của NNLCLC: 1) Có động cơ chính trị - xã hội, nghề nghiệp ổn định; 2) Có năng lực hoạt động nghề nghiệp đáp ứng sự phát triển KH - CN; 3) Có kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác trong LĐ với đồng nghiệp; 4) Có kỹ năng tự học, tự hoàn thiện nghề nghiệp và nhân cách; 5) Có sức khoẻ, tác phong đáp ứng yêu cầu hoạt động nghề nghiệp. TS. Đặng Quốc Thành trong bài Nhân lực chất lượng cao và và giải pháp xã hội hoá đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước hiện nay, đã đưa ra khái niệm NNLCLC và phân tích trên 5 khía cạnh: NNLCLC là một bộ phận cơ bản và quan trọng của NNL; là những người có năng lực hoạt động trí tuệ, khả năng thích ứng và sự sáng tạo trong công việc; là những người LĐ có tính kỷ luật, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm; là những người LĐ biết chủ động hội nhập quốc tế; là những người có thể lực, sức khoẻ tốt. Đây là những gợi ý bổ ích cho NCS kế thừa trong quá trình thực hiện luận án. Đồng thời tác giả cho rằng, có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ NNLCLC, trong đó giải pháp xã hội hoá đào tạo là rất quan trọng. TS. Nguyễn Văn Phán trong bài Xây dựng và phát triển NNLCLC trong các trường ĐH, CĐ ở nước ta hiện nay đã đánh giá thực trạng giảng viên ĐH, CĐ - một bộ phận của NNLCLC ở nước ta hiện nay. Tác giả khẳng định, ở các trường ĐH, CĐ thì việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên là khâu then chốt, nên tác giả đề xuất 4 giải pháp và cho rằng 4 giải pháp đó phải thực hiện thống nhất và tương tác lẫn nhau cùng tạo nên chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo NNL bậc cao cho đất nước trong thời kỳ mới.

- GS. Hoàng Văn Chương (Chủ biên),(2006), Tài năng trong thời KTTTh và toàn cầu hoá, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. Đây là cuốn sách tập hợp những bài tham luận tâm huyết của nhiều nhà khoa học hàng đầu về GD - ĐT và văn hoá nghệ thuật tiêu biểu như: GS. Hoàng Tuỵ, GS.VS. Nguyễn Duy Quý, GS. Trường Lưu, GS.VS. Nguyễn Cảnh Toàn, GS. Đỗ Nguyên Phương, GS. Đặng Hữu... Trong cuốn sách này, đáng chú ý có các bài tham luận: 1)Tài năng trong thời KTTTh và toàn cầu hoá của GS. Hoàng Tuỵ. GS. đã khái quát được: sự hình thành nhân tài qua các thời

kỳ lịch sử; nêu ra các giải pháp để phát triển tài năng trong thời đại KTTTh và toàn cầu hoá như: tạo môi trường làm việc để giữ chân người tài, tác giả cho rằng tài năng là một thứ tài nguyên đặc biệt rất khó tính nếu không được sử dụng, cho nên nếu không được sử dụng ở một nơi nào đó dù nơi đó là quê hương thì nó có xu hướng tìm đến một nơi khác có điều kiện phát triển thuận lợi hơn; cần phải giành giật tài năng trong thời toàn cầu hoá, theo tác giả KTTTh là nền kinh tế dựa vào tài năng, còn toàn cầu hoá dẫn đến tự do hoá chính là sự di chuyển vốn mà vốn quý giá nhất đó là tài năng, cho nên xu thế tất yếu là tài năng sẽ di chuyển tập trung đến các nước giàu mạnh, xu thế này càng làm cho các nước giàu lại giàu thêm, các nước nghèo lại càng nghèo đi; cần biết quy tụ và sử dụng nhân tài, tác giả khẳng định muốn đất nước giàu mạnh, bản lĩnh quan trọng của người lãnh đạo là đánh giá đúng và mạnh dạn sử dụng người tài kể cả người tài hơn mình; cần tiến hành cải cách giáo dục để đem lại tri thức cho nhân dân và tăng cường tiềm lực sáng tạo; 2), Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài theo yêu cầu phát triển KTTTh của GS. Đặng Hữu. Tác giả nêu lên 4 điều kiện để phát triển KTTTh bao gồm: phải có NNLCLC, có năng lực KH - CN quốc gia đủ mạnh, có hạ tầng thông tin phát triển, có bộ máy quản lý nhà nước trong sạch, vững mạnh. Tác giả so sánh kinh tế công nghiệp khác với KTTTh, từ đó khẳng định trong nền KTTTh, vốn tri thức trở thành nguồn lực quan trọng nhất của sản xuất và sức sáng tạo, đổi mới trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển. Trên cơ sở đó, GS. Đặng Hữu cho rằng, để phát triển KTTTh, rút ngắn quá trình CNH, HĐH ở nước ta thì tiền đề quan trọng nhất là đổi mới cơ bản nền giáo dục hiện nay bằng cách: Nhà nước phải có chính sách trọng dụng nhân tài; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; tiến hành cải cách giáo dục...

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)