Các yếu tố tác động đến xu hướng dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 54)

KINH TẾ TRI THỨC

2.2.1.Các yếu tố tác động đến xu hướng dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạ

cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Xu hướng dịch chuyển cơ cấu NNL trong CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh chịu sự tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố mang tính đặc trưng của quốc tế hoá sản xuất, đó là sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng KH - CN, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế quốc tế, sự phát triển của KTTT và quá trình TCH kinh tế.

Thứ nhất, sự tác động của cuộc cách mạng KH - CN và TCH kinh tế làm xuất hiện các ngành sản xuất mới đòi hỏi phải dịch chuyển cơ cấu NNL. Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng KH - CN tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc, làm cho LLSX phát triển có tính nhảy vọt, phân công LĐ quốc tế sâu rộng hơn, nền kinh tế thế giới được dẫn dắt bởi các tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt đưa xã hội loài người chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dựa vào tri thức. Sự tác động của cuộc cách mạng KH - CN đã làm cho nhiều ngành sản xuất truyền thống suy giảm và làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới. Từ đó, đó cơ cấu kinh tế và tỷ trọng của các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên. Chính sự xuất hiện của các ngành sản xuất mới làm cho cơ cấu NNL có sự thay đổi theo hướng: tỷ trọng LĐ trong ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng LĐ trong ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc

biệt là các ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ cao, dựa vào việc xử lý thông tin và sáng tạo ra thông tin tăng lên nhanh chóng. Việt Nam đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển một số ngành mũi nhọn, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các KCN, khu chế xuất là cần thiết nên càng đặt ra yêu cầu phải dịch chuyển cơ cấu LĐ, từ đó làm cho cơ cấu NNL dịch chuyển theo.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH tác động đến sự dịch chuyển cơ cấu NNL theo hai hướng: 1) Hướng thứ nhất là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam bước vào CNH muộn và được đặc trưng với nền kinh tế hai khu vực: khu vực truyền thống - nông nghiệp và các dịch vụ ở trình độ thấp; khu vực hiện đại - công nghiệp và dịch vụ dựa trên kỹ thuật - công nghệ tiên tiến. Sự tác động của cuộc cách mạng KH - CN làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, những ngành truyền thống không còn có lợi thế cạnh tranh sẽ dần dần mất đi và nhường chỗ cho các ngành nghề mới xuất hiện, do đó cơ cấu NNL cũng được dịch chuyển theo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, cần xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại: tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 85% trong GDP, giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP, tỷ lệ LĐ trong nông nghiệp giảm xuống 30 - 35% trong tổng LĐ xã hội. Để thích ứng với sự thay đổi này, trước hết cần phải tổ chức đào tạo lại LLLĐ trong các ngành nghề cũ cả về trình độ CMKT và kỹ năng cho phù hợp với đòi hỏi của các ngành nghề mới. Bên cạnh đó, cần dự báo nhu cầu LĐ của các ngành nghề mới để có kế hoạch đào tạo NNL có thể tham gia ngay vào hoạt động SX - KD. 2) Hướng thứ hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, dẫn đến cơ cấu lại LLLĐ theo vùng và đặt ra yêu cầu mới trong đào tạo NNL, đặc biệt là đào tạo LĐ có trình độ CMKT tại chỗ nhằm hạn chế tình trạng di chuyển LĐ có trình độ CMKT giữa các vùng. Do đó, đào tạo NNL cần phải chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo LĐ có trình độ CMKT. Đồng thời quy hoạch lại các cơ sở đào tạo ở các vùng để đáp ứng nhu cầu LĐ có trình độ CMKT tại chỗ. .

Thứ ba, KTTT là một trong những yếu tố tác động mạnh đến sự vận động và dịch chuyển cơ cấu NNL hiện nay. Trong nền KTTT, sự vận động và phát triển NNL cũng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, đó là quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh. Sự tác động của các quy luật này đến thị trường LĐ sẽ tạo ra động lực khuyến khích người LĐ không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, nâng cao chất lượng LĐ để tìm kiếm được những chỗ làm việc có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, trong nền KTTT do dựa trên nền tảng kỹ thuật và công nghệ cao, tiền lương có xu hướng tăng lên dẫn đến việc tăng cầu LĐ có trình độ CMKT cao, giảm cầu LĐ có trình độ CMKT thấp và LĐ phổ thông ở một số ngành, lĩnh vực. Đây là yếu tố khách quan dẫn đến việc một bộ phận LĐ sẽ dịch chuyển đến những ngành đòi hỏi trình độ CMKT và thu nhập cao, đặc biệt là trong các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghệ cạo, khu chế xuất...

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 54)