Kinh nghiệm về thu hút, trọng dụng nhân tà

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 69)

- Thời kỳ từ giữa những năm 1970 đến 1980 Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ các ngành có giá trị gia tăng thấp lên các

2.3.1.3.Kinh nghiệm về thu hút, trọng dụng nhân tà

Sau gần 50 năm phát triển, Singapore tự hào đã xây dựng được một đội ngũ nhân tài có trình độ quốc tế mà nhiều quốc gia phải mơ ước. Sở dĩ, Singapore làm được điều đó, bởi Singapore có chính sách tuyển chọn, thu hút, trọng dụng nhân tài bài bản và chuyên nghiệp nhất thế giới. Trước hết, Singapore áp dụng chính sách tuyển chọn nhân tài rõ ràng, minh bạch. Quan điểm tuyển chọn nhân tài của Singapore rất rõ ràng: đáng tin cậy, có thực tài, trung thực, liêm khiết chứ không phải ở vẻ bề ngoài hay quan hệ cá nhân, thậm chí là những lời nịnh hót. Thủ tướng Lý

Quang Diệu đã từng nói: Tôi chẳng bao giờ xiêu lòng vì những lời nịnh hót, trách nhiệm của tôi là chiêu mộ những nhân tài giỏi nhất. Singapore đưa ra khẩu hiệu “để người có thực tài điều hành công việc”. Vì vậy, vào thời điểm đó, Singapore đã tập hợp được một đội ngũ trí thức khoảng 300 nhân vật chính yếu, tài năng, học vấn cao, tâm huyết đối với sự nghiệp xây dựng đất nước đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong chính phủ, các cơ quan đảng, hệ thống quân đội. Những năm gần đây, trước xu thế TCH và phát triển KTTTh, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về NNL, Singapore lại càng chú ý hơn trong việc tuyển chọn nhân tài. Hai là, có chính sách rất cởi mở đối với LĐ nhập cư, đặc biệt là LĐ có trình độ cao. Là một quốc gia được tạo dựng bởi người nhập cư, Singapore luôn mở rộng cửa chào đón những người nhập cư, nhất là những người có tài năng. Thủ tướng Lý Quang Diệu nói “Nếu không có những nhân tài kiệt xuất xuất thân từ nước ngoài nắm giữ các trọng trách trong các bộ phận của Chính phủ và các ngành quan trọng thì Singapore không có được những thành tựu như ngày hôm nay” [32;165]. Ngày nay, các nhà lãnh đạo mới của Singapore càng coi trọng hơn việc thu hút chuyên gia và sử dụng nhân tài ngoại. Bởi nó không chỉ là nguồn vốn kinh tế đặc biệt mà còn là động lực để Singapore đạt được những chuẩn mới cao hơn và mang lại “sự phong phú, đa dạng, mang thêm màu sắc, sự giàu có và hương vị đời sống của Singapore” [167;378]. Để thu hút nhân tài ngoại có hiệu quả, Singapore đã thực hiện một số giải pháp: thành lập hẳn một Uỷ ban thu hút tài năng đến Singapore; hình thành Mạng tiếp xúc Singapore; bổ nhiệm họ vào các vị trí cao trong chính phủ; trả lương cao cho LĐ nước ngoài có kỹ năng (một người LĐ bình thường chỉ được trả lương 2.000 USD/tháng, nhưng nếu là LĐ nước ngoài có trình độ tay nghề giỏi sẽ được trả lương theo mức của các nhân tài và được tạo điều kiện đưa gia đình sang sinh sống); phát triển giáo dục để thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập và làm việc... Với chính sách thu hút LĐ nhập cư thông thoáng, vì vậy Singapore đã sở hữu một danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới và trong số 4,5 triệu LĐ, thì LĐ nhập cư chiếm 25%. Ba là, áp dụng chính sách trọng dụng nhân tài, đặc biệt đó là tạo niềm tin, vinh danh và trả lương cao xứng đáng với vị trí mà họ đảm nhiệm. Quan điểm của những người đứng đầu

Chính phủ là thu hút nhân tài không chưa đủ, mà cần phải biết trọng dụng nhân tài. Trước hết, Chính phủ phải tạo niềm tin để giữ chân những người tài. Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia và họ được tạo mọi điều kiện để làm việc, cống hiến và tôn vinh. Bằng chứng, những người đứng đầu đất nước Singapore từ trước đến nay đều là những người rất giỏi như: Thủ tướng Lý Quang Diệu, Thủ tướng Goh Chok Tong, Thủ tướng Lý Hiển Long và các Bộ trưởng đều tốt nghiệp ở các trường danh tiếng trên thế giới và có vị trí xứng đáng trong bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ còn áp dụng biện pháp trả lương cao để biệt đãi người tài. Hiện nay, mức lương của các bộ trưởng ở Singapore cao hơn mức lương của các bộ trưởng ở các quốc gia giàu có nhất thế giới: ở Anh khoảng 196.000 - 286.000 USD/năm, trong khi đó ở Singapore khoảng 1,26 triệu USD/năm [30]. Đặc biệt, có chính sách trọng dụng tài năng trẻ như: cấp học bổng tổng thống cho các cá nhân xuất sắc; trao trọng trách cho những người trẻ nếu họ có tài năng... Do đó, Singapore đã thu hút được nhiều tài năng trẻ làm việc trong bộ máy nhà nước.

Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia Đông Á đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ sớm xây dựng được chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài, cụ thể: xây dựng được quy trình tìm kiếm, tuyển chọn đến đánh giá chất lượng NNL rất khoa học. Với phương châm “Tìm cán bộ giỏi từ mọi nguồn”, Hàn Quốc thông báo rộng rãi đến các trường ĐH trong nước, nước ngoài, cộng đồng người Hàn ở nước ngoài... Trên cơ sở đó thực hiện “Tuyển chọn theo nguyên tắc cạnh tranh công khai”. Cuối cùng là thực hiện“Đánh giá định lượng” bằng cách Chính phủ thành lập Hội đồng gồm 100 GS để đánh giá định kỳ kết quả hoạt động của các bộ ngành, các dự án lớn, các trường tư thục và chất lượng đội ngũ cán bộ; thực hiện kế hoạch đưa nhân tài về nước. Từ năm 1968 Hàn Quốc triển khai nhiều giải pháp đưa nhân tài về nước như: đặt các cơ quan liên lạc với Hàn kiều ở nước ngoài, thành lập “Hiệp hội các nhà khoa học, công trình sư” ở Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu, cử đoàn công tác ra nước ngoài tuyên truyền về các chính sách ưu đãi đối với Hàn kiều; khuyến khích các trường ĐH, viện nghiên cứu thuê chuyên gia nước ngoài thực thi các hoạt động KH -

CN; áp dụng chế độ đãi ngộ thoả đáng: đối với các nhà khoa học Hàn kiều và các chuyên gia nước ngoài, Hàn Quốc áp dụng cách thức trả lương ngang bằng thậm chí cao hơn với những nước mà họ đang làm việc từ 15 - 40 lần, tạo điều kiện để họ có vị trí phù hợp, đảm bảo nhà ở và phương tiện làm việc tốt nhất; đối với đội ngũ trí thức ở trong nước, tiền lương đủ để họ yên tâm với công việc; triển khai nhiều biện pháp, đáng chú ý là xây dựng và phát triển các công viên khoa học, cụm công nghiệp như: Daedeok, Busan, Pohang... Đây thực sự là môi trường làm việc lý tưởng để các nhà khoa học thoả sức sáng tạo và cống hiến.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 69)