Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực hoạt động cho công nghiệp hoá, hiên đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 97)

- Về các cơ sở đào tạo NNLCLC

3.2.1.2.Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực hoạt động cho công nghiệp hoá, hiên đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

hoá, hiên đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Thứ nhất, về quy mô NNL tham gia hoạt động kinh tế. Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có LLLĐ tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ khá cao so với mức trung bình chung của cả nước. Theo số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, LLLĐ của tỉnh là 442.874 người (chiếm 61,6% tổng dân số trong độ tuổi LĐ). Sau 10 năm, đến cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, LLLĐ của tỉnh là 549.587 người (chiếm 69,7% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên và chiếm 50,5% tổng dân số toàn tỉnh). Trong đó, nếu phân theo giới tính: nam 285.720 người (chiếm 52%), nữ 263.867 người (chiếm 48%); nếu phân theo khu vực: thành thị là 188.355 (chiếm 34,2%), nông thôn là 361.232 người (chiếm 65,8%) [20;54]. Đến năm 2011, LLLĐ của tỉnh là 556.528 người (chiếm 64,5% tổng dân số trong độ tuổi LĐ). Trong đó: nam là 305.106 người (chiếm 54,8%), nữ là 251.422 người (chiếm 45,2%), thành thị là 222..216 người (chiếm 39,9%) và nông thôn là 334..312 người (chiếm 60,1%). Sở dĩ, có sự gia tăng dân số hoạt động kinh tế trong vài năm gần đây là do số LĐ không làm việc và không có nhu cầu việc làm đã có xu hướng giảm xuống, nó bổ sung thêm vào LLLĐ của tỉnh. Đồng thời, do LĐ có nhu cầu làm việc tăng, kể cả những người đã nghỉ hưu song vẫn còn có sức khoẻ nên có nhu cầu tiếp tục làm việc, nhất là trong các ngành giáo dục, y tế, văn hoá, ngân hàng, tài chính, các cơ quan nghiên cứu, quản lý nhà nước.

Thứ hai, về chất lượng NNL tham gia hoạt động kinh tế

* Về thể lực của NNL. Việc đánh giá thể lực của người LĐ ở tỉnh Thừa Thiên Huế một cách chính xác là rất khó khăn, bởi cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về thể lực và tình trạng biến đổi sức khoẻ của dân số ở tỉnh Thừa Thiên Huế nên luận án chỉ có thể đánh giá thể lực NNL dựa vào số liệu khảo sát.

Chiều cao, cân nặng là hai đặc điểm đầu tiên phản ánh thực trạng thể lực của NNL và nó có quan hệ chặt chẽ tới khả năng LĐ sáng tạo của NNL. Trong những năm gần đây, thể lực của người Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên vẫn thuộc loại trung bình thấp của thế giới. Theo Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em,

chiều cao của nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm (thấp hơn 13,1cm so với chuẩn) và chiều cao trung bình của nữ là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn) [6]. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, trong những năm gần đây do kinh tế phát triển khá, thu nhập bình quân đầu người cao hơn nên người LĐ có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện. Vì vậy, thể lực của người LĐ đã được nâng lên, nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Qua khảo sát 500 LĐ trên địa bàn tỉnh cho thấy: chiều cao trung bình của LĐ nam là 163,5cm, trong đó chiều cao thấp nhất là 157cm, chiều cao cao nhất là 170cm; cân nặng trung bình của LĐ nam là 61,3kg, trong đó cân nặng thấp nhất là 55kg và cân nặng cao nhất là 67kg; chiều cao trung bình của LĐ nữ là 153,3cm, trong đó chiều cao thấp nhất là 138cm, chiều cao cao nhất là 168cm; cân nặng trung bình của LĐ nữ là 50,5kg, trong đó cân nặng thấp nhất là 38kg và cân nặng cao nhất là 63kg (xem kết quả điều tra LĐ).

Tình trạng về sức khoẻ cũng là một trong các tiêu chí đánh giá thể lực của NNL, trong đó bệnh tật và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người LĐ. Về bệnh tật, theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, trong tổng dân số không hoạt động kinh tế thì nhóm không có khả năng LĐ, đau ốm, bệnh tật chiếm 4,9% nhưng đến năm 2011 tỷ lệ đó giảm xuống và chỉ chiếm 4%; còn theo kết quả điều tra 500 LĐ ở tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, trong 500 người được hỏi, có 425 người (chiếm 85%) trả lời không có bệnh tật, 75 người (chiếm 15%) trả lời có bệnh tật, nhưng chủ yếu là bệnh huyết áp, tiểu đường, khớp nên họ vẫn tham gia LĐ bình thường (xem kết quả điều tra LĐ). Về chế độ dinh dưỡng, trong những năm gần đây thu nhập của người LĐ được nâng lên, đồng thời có sự vào cuộc của ngành y tế nên tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 23% năm 2005 xuống 16% năm 2011. Do có sức khoẻ tốt nên đa số người LĐ cho rằng, trong công việc họ đảm bảo được sự dẻo dai, bền bỉ (91,2%), sự tỉnh táo, minh mẫn, sảng khoái trong công việc (92,4%).

Ngoài ra, năng lực thể chất của NNL còn được nhìn nhận ở khía cạnh tuổi thọ trung bình của người dân. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, tuổi

thọ bình quân của người dân là 67,3 tuổi (nam là 65,4 tuổi và nữ là 69,8 tuổi) nhưng đến thời điểm thực hiện cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 70,5 tuổi (nam là 67,7 tuổi và nữ là 73,4 tuổi), tỷ lệ này của cả nước là 70,2 tuổi và 75,6 tuổi) [20;44]. Như vậy, sau 10 năm tuổi thọ bình quân của người dân có sự chuyển biến tích cực, khá rõ nét (tăng 3,2 tuổi). Điều này chứng tỏ thu nhập, điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, nó phản ánh các chính sách phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi được chú trọng và thực hiện một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, tuổi thọ bình quân của người dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước (cả nước là 72,8 tuổi).

Từ kết quả điều tra có thể khẳng định, với thể lực và tầm vóc của người LĐ ở tỉnh Thừa Thiên Huế như trên thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc tổ chức sản xuất theo kiểu công nghiệp với cường độ LĐ và tính chính xác cao.

* Về trí lực của NNL. Khi đề cập đến trí lực của người LĐ là phải đề cập đến trình độ học vấn, trình độ CMKT, các tố chất và phẩm chất tâm lý xã hội.

- Trình độ học vấn của NNL. Trình độ học vấn của NNL thể hiện ở các tiêu thức cụ thể sau:

+ Về tỷ lệ người biết chữ. Trong vòng 10 năm, tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ tăng nhanh: năm 1999 là 87,6% thì đến năm 2009 là 92,7%. So với cả nước, tốc độ tăng dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ cao hơn so với cả nước (cả nước năm 1999 là 91,1%, năm 2009 là 94,0%). Có được thành công này là bởi trong thời gian qua tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển GD - ĐT, trong đó quan trọng nhất hoàn thành phổ cập tiểu học sớm nhất cả nước.

+ Về cơ cấu NNL biết chữ. Cơ cấu NNL biết chữ theo giới tính có sự chuyển biến tích cực: năm 2009 tỷ lệ biết chữ của nam từ 10 tuổi trở lên là 98,1% và nữ là 94,6%. Nếu so sánh tỷ lệ biết chữ giữa nam và nữ ở tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, sau 10 năm (1999 - 2009) tỷ lệ biết chữ của nữ tăng nhanh hơn nam: nữ tăng 3,8 điểm phần trăm (từ 90,8% lên 94,6%), nam tăng 1,4 điểm phần trăm (từ 96,7% lên 98,1%). Nếu so sánh với cả nước, thì tỷ lệ biết chữ của nữ ở tỉnh Thừa Thiên Huế cao hơn (cả nước năm 1999 là 88,2%, năm 2009 là 94,6%). Sự tăng nhanh tỷ lệ biết chữ

của nữ trong cơ cấu NNL (chênh lệch tỷ lệ biết chữ của nữ năm 2009 là 3,8 điểm phần trăm, thấp hơn nhiều so với năm 1999 là 5,9%) đã thu hẹp khoảng cách về trình độ học vấn giữa nam và nữ. Có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân phụ nữ, còn có sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc nâng cao nhận thức về cơ hội học tập, làm việc, bình đẳng giới. Cơ cấu NNL biết chữ theo khu vực ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng được rút ngắn. Hiện nay khoảng cách về tỷ lệ biết chữ giữa các khu vực không cao (4,4%) do tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng trong phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ (xem phụ lục 1)

+ Về cơ cấu trình độ học vấn của NNL theo bậc học. Trong 10 năm qua, cơ cấu trình độ học vấn của NNL phân theo bậc học ở tỉnh Thừa Thiên Huế có sự chuyển biến tích cực: số lượng và tỷ lệ dân số trong độ tuổi LĐ chưa biết chữ giảm mạnh từ 77.056 người (chiếm 17%) năm 2001 xuống 36.217 người (chiếm 6,5%) năm 2010; số lượng và tỷ lệ dân số trong độ tuổi LĐ tốt nghiệp THCS và THPT tăng nhanh từ 152.298 người (chiếm 33,6%) năm 2001 lên 275.809 người (chiếm 49,5%) năm 2010, đặc biệt, tỷ lệ LĐ tốt nghiệp THPT tăng gần gấp 2 lần từ 15,6% (2001) lên 29,5% (2010).

Bảng 3.1: Cơ cấu dân số trong tuổi LĐ phân theo trình độ học vấn

Chỉ tiêu 2001 2005 2010

người % người % người %

Tổng số 453.269 100 512.743 100 557.189 100

Chưa biết chữ 77.056 17 61.529 12 36.217 6,5

Chưa tốt nghiệp tiểu học 86.121 19 92.294 18 89.150 16 Tốt nghiệp tiểu học 137.794 30,4 153.823 30 156.013 28

Tốt nghiệp THCS 81.588 18 99.985 19,5 111.438 20

Tốt nghiệp THPT 70.710 15,6 105.112 20,5 164.371 29,5

Nguồn: [160]

- Trình độ CMKT của NNL. Theo số liệu của Cục thống kê và Sở Lao động - Thương binh - Xã hội cho thấy: số lượng NNL không có trình độ CMKT của tỉnh

giảm xuống từ 668.763 người (chiếm 93,1%) năm 1999 xuống 543.501 người (chiếm 63,1%) năm 2011 và số lượng NNL có trình độ CMKT tăng từ 49.742 người (chiếm 6,9%) năm 1999 lên 317.602 người (chiếm 36,9%) năm 2011.

Trong tổng số NNL có trình độ CMKT phải kể đến đội ngũ trí thức. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Dân số - Lao động - Việc làm đội ngũ trí thức của tỉnh năm 2006 là 20.741 người, trong đó trình độ CĐ là 6.072 người, ĐH là 13.260 người, Ths là 1.160 người, TS là 249 người. Đến năm 2010 theo khảo sát của Sở Kế hoạch - Đầu tư đội ngũ trí thức của tỉnh là 39.382 người, trong đó 35.976 người có trình độ ĐH, 3252 người có trình độ trên ĐH (2.842 Ths, 410 TS).

Bảng 3.2: Đội ngũ trí thức của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010

Đơn vị tính: người

Phân loại ĐH Ths TS PGS GS

Tổng số 35.976 2.842 410 148 6

Công chức, viên chức, doanh

nhân thuộc tỉnh quản lý 24.766 624 22 2

Công chức, viên chức, doanh

nhân thuộc Trung ương quản lý 11.210 2.218 388 146 6

Nguồn: [160]

Nếu tính riêng cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân của tỉnh quản lý có 2.167 người làm công tác quản lý hành chính nhà nước (chiếm 8,75%), trong đó trình độ ĐH và trên ĐH là 89,27%; CĐ, TC là 10,73%; lý luận chính trị là 38,10% (cử nhân chính trị và cao cấp là 14,42%); đã qua bồi dưỡng quản lý nhà nước là 69.97% [104]; 22.593 người làm việc ở các đơn vị sự nghiệp (chiếm 91,25%), trong đó trên ĐH là 3,02 %; ĐH và CĐ là 85,11%; TC là 10,41%; các hình thức khác còn lại là 1,46%; quản lý nhà nước 18,72%; tin học 54,19% trong đó ĐH, trên ĐH 4,46%; ngoại ngữ 30,54%, trong đó ĐH 4,15% [104].

Nếu tính trong số cán bộ, viên chức của Trung ương đóng trên địa bàn, thì số người có trình độ CMKT cao chủ yếu tập trung ở Bệnh viện Trung ương Huế và ĐH Huế: Bệnh viện Trung ương Huế có khoảng 2.000 cán bộ, viên chức, trong đó 419 người có trình độ ĐH trở lên, 3 thầy thuốc nhân dân, 36 thầy thuốc ưu tú, 18 GS, PGS, TS và 224 bác sỹ, dược sỹ, chuyên khoa I, chuyên khoa II và Ths [160;22]; ĐH

Huế hiện nay có 3.321 cán bộ, viên chức (so với năm 2001 tăng 1.758 người), trong đó có 148 GS, PGS; 362 TS khoa học và TS; 835 Ths; 538 giảng viên cao cấp và giảng viên chính; 65 nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú.

Bảng 3.3: Đội ngũ cán bộ KH - CN của Đại học Huế giai đoạn 2001 - 2011 Cán bộ,viên chức và lao động hợp đồng 2001 2005 2010 2011 Tổng số 1.563 2.349 3.207 3.321 Cán bộ, viên chức 1.520 1.695 2.385 2.502 Cán bộ giảng dạy 1.060 1.374 1.831 1.865 Trình độ TS khoa học, TS 149 259 352 362 Ths 280 607 783 835 Chức danh GS, PGS 27 61 118 148

Giảng viên cao cấp, giảng viên chính 287 441 531 538

Danh hiệu được phong

Nhà giáo nhân dân 0 0 07 07

Nhà giáo ưu tú 21 27 58 58

Nguồn: [3]

Về đội ngũ cán bộ có trình độ CMKT cao làm việc trong lĩnh vực KH - CN tiên tiến. Sự phát triển của nền KTTTh dựa vào những ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao như CNTT, CNSH, công nghệ vật liệu mới. Do đó, đòi hỏi phải có NNLCLC, nhưng hiện nay NNL trong lĩnh vực CNTT, CNSH của tỉnh rất mỏng và yếu, phần lớn làm công việc chuyên viên trong các phòng máy tính thuộc các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh, các trường ĐH và số cán bộ có trình độ cao làm việc trong các tổ chức R&D của tỉnh chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2006 số chuyên viên CNTT ở các trường: 497 người; các đơn vị y tế: 7 người; các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị xã hội: 24 người; các cơ quan, ban ngành: 53 người, UNND các huyện, thành phố và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn: 34 người [151;106 - 107,

109 - 111]. Năm 2009 tổng số LĐ làm việc trong lĩnh vực CNTT là 439 người, trong đó lĩnh vực phần cứng (chiếm 47,6%); dịch vụ CNTT (26,8%); phần mềm (21,6%) và chủ yếu tập trung ở một số ít đơn vị như: Trung tâm CNTT Thừa Thiên Huế (có 165 người, trong đó có 1 TS, 6 Ths, 16 kỹ sư, 62 ĐH CNTT, 51 ĐH chuyên ngành khác); khoa CNTT của trường ĐH Sư phạm Huế, năm 2000 có 18 cán bộ (1TS, 8 Ths, 9 ĐH) đến năm 2009 đã có 29 cán bộ (1 PGS.TS, 20 Ths, 8 ĐH); khoa CNTT của trường ĐH Khoa học Huế hiện nay có 32 cán bộ 7 TS, 22 Ths và 3 ĐH. Đến năm 2010 số cán bộ được cử đi đào tạo về CNTT là 660 người. Đội ngũ cán bộ CNSH có trình độ CMKT cao của tỉnh phần lớn tập trung ở Viện Tài nguyên - Môi trường và CNSH (có 58 người có trình độ từ ĐH trở lên, trong đó có 3 PGS.TS, 21 Ths, 1 giảng viên, 33 nghiên cứu viên); khoa Sinh của trường ĐH Khoa học Huế (có 29 người, trong đó có 4 PGS, 15 TS, 10 Ths và 4 ĐH); khoa Sinh của trường ĐH Sư phạm Huế (có 21 người, trong đó có 4 PGS, 8 TS, 6 Ths, 7 ĐH.

Bảng 3.4: LĐ làm việc trong ngành CNTT năm 2009

Đơn vị tính: người

Lĩnh vực Số lượng

Tổng số 439

Lao động trong lĩnh vực phần cứng 209

Lao động trong lĩnh vực phần mềm 95

Lao động trong lĩnh vực nội dung số 17

Lao động trong lĩnh vực dịch vụ CNTT 118

Nguồn: [107] Thứ ba, về hình thành các tố chất và phẩm chất tâm lý xã hội của NNL

* Về khả năng sáng tạo của NNL. Trong điều kiện phát triển KTTTh, tố chất sáng tạo là tố chất cần thiết nhất đối với LĐ. Theo thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh, từ năm 2003 - 2008 có 13.243 sáng kiến, sáng tạo của cán bộ công nhân viên chức được ứng dụng vào sản xuất và đời sống. Trong đó, có 119 sáng kiến, sáng tạo

của cán bộ công nhân viên chức thuộc các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; 13.124 sáng kiến, sáng tạo của cán bộ công nhân viên chức thuộc các cơ quan của địa phương quản lý; có 11.615 người đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 1.858 người đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, 34 người đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc và 2.661 người được nhận bằng khen, huân huy chương các loại của tỉnh, bộ, ngành, chính phủ (xem phụ lục 2). Đội ngũ trí thức, cán bộ KH - CN của tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn đã tham gia tích cực, có hiệu quả vào hoạt động phát triển KH - CN, nhiều đề tài được ứng dụng vào sản xuất, đời sống và đã được trao giải thưởng Cố đô. Năm 2006 giải thưởng Cố đô lần thứ 1 đã trao cho 13 công trình, cụm công trình và 98 nhà khoa học, trong đó5 giải A, chiếm 38 % (1 giải thuộc lĩnh vực khoa học nông nghiệp, 1 giải khoa học xã hội, 1 giải khoa học

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 97)