NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 34)

KINH TẾ TRI THỨC

2.1. NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

Thuật ngữ “nguồn lực con người” (Human resources) hay “nguồn nhân lực” được bắt đầu sử dụng vào những thập niên 60 của thế kỷ XX ở các nước phương Tây và một số nước châu Á. Có thể nói, đây là thời kỳ đánh dấu sự nhảy vọt trong nhận thức về vai trò, vị trí của con người trong sự phát triển KT - XH, từ chỗ con người được xem là công cụ LĐ trở thành nhân tố quyết định hàng đầu, nhất là trong điều kiện phát triển KTTTh. Ở Việt Nam từ năm 90 của thế kỷ XX đến nay, nguồn lực này được đặc biệt coi trọng, do đó thuật ngữ NNL được các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu sâu và được sử dụng rộng rãi. Vì vậy, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm NNL, nhưng chung quy lại, NNL được tiếp cận theo 2 góc độ cơ bản:

- Ở góc độ nghiên cứu NNL với tư cách là tiềm năng, là nguồn lực chung của con người, có một số các quan niệm đáng chú ý sau:

1) GS.TS. Hoàng Chí Bảo cho rằng, NNL là sự kết hợp thể lực và trí lực cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng, hiệu quả hoạt động và triển vọng mới phát triển của con người [4;14].

2) Trong công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước (KX - 07) “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển KT - XH”, GS.TS. Phạm Minh Hạc và các cộng sự cho rằng, NNL là số dân và chất lượng con người bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ năng lực phẩm chất [54;328].

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w