Đặc điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

KINH TẾ TRI THỨC

2.1.2.1.Đặc điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

yêu cầu của nguồn nhân lực

2.1.2.1. Đặc điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinhtế tri thức tế tri thức

CNH là nấc thang tất yếu trong sự phát triển của các quốc gia. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và từng giai đoạn lịch sử khác nhau mà mỗi quốc gia có bước đi và mô hình thực hiện CNH khác nhau. Là một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, Đảng ta xác định CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nhưng trong điều kiện bùng nổ của cách mạng KH - CN và sự phát triển của KTTTh, Việt Nam không thể thực hiện CNH tuần tự như nhiều nước đã trải qua, mà phải thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh. CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh có đặc điểm:

Thứ nhất, CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở nước ta thực chất là CNH rút ngắn dựa vào tri thức. Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển KTTTh đang làm thay đổi mạnh mẽ nội dung và bước đi của quá trình CNH,HĐH ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, là nước đi sau để tránh nguy cơ tụt hậu, nước ta phải thực hiện CNH, HĐH phải gắn với phát triển KTTTh. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định:

Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là CNTT và CNSH, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về KH - CN, từng bước phát triển KTTTh [42;91].

Như vậy, thực chất của CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh mà nước ta đang thực hiện là CNH rút ngắn dựa vào tri thức. Rút ngắn ở đây là phải kết hợp cả hai quá trình vừa chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và vừa chuyển từ kinh

tế công nghiệp lên KTTTh. Khác với các nước đi trước, đây là hai quá trình độc lập, nối tiếp nhau nghĩa là sau khi hoàn thành cơ bản CNH rồi mới chuyển sang nền KTTTh, nhưng với lợi thế là nước đi sau, ở nước ta hai quá trình này được lồng ghép vào nhau, hỗ trợ cho nhau, diễn ra song hành và phải được thực hiện đồng thời.

Thứ hai, CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở nước ta vừa phải phát triển các ngành truyền thống, vừa phải phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn theo hướng đi tắt đón đầu công nghệ hiện đại. CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh đặt ra yêu cầu phát triển nhanh, có chọn lọc các ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao để đi tắt, đón đầu công nghệ hiện đại nhằm tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đó là các ngành: CNTT, CNSH, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới... Tuy nhiên, xuất phát là một nước nông nghiệp, nước ta thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh không phải là chuyển ngay các ngành kinh tế truyền thống sang các ngành công nghệ cao như nhiều nước đã thực hiện, mà là dựa vào tri thức, áp dụng KH - CN để phát triển các ngành kinh tế truyền thống có lợi thế tuyệt đối về LĐ và tài nguyên theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức trong các sản phẩm. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển các ngành công nghệ cao, thì các ngành truyền thống cần phải được chú trọng đầu tư và phát triển, cụ thể:

- Đối với ngành nông nghiệp. Nông nghiệp là một ngành kinh tế truyền thống, xuất phát là một nước nông nghiệp lạc hậu cho nên Đảng và Nhà nước ta khẳng định trong một thời gian khá dài nữa nó vẫn còn là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Vì vậy, trong điều kiện phát triển KTTTh, để nông nghiệp trở thành ngành sản xuất có vai trò quan trọng cần phải đưa tiến bộ KH - CN như CNTTT, CNSH vào trong nông nghiệp như: thay thế các dạng kỹ thuật sản xuất lạc hậu; thay thế các phương tiện, phương pháp sản xuất truyền thống bằng các phương pháp và phương tiện hiện đại; xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao dựa ứng dụng CNSH (công nghệ gen)....

- Đối với ngành công nghiệp. Công nghiệp cũng là một ngành truyền thống nên cũng phải có bước đi vừa tuần tự, vừa nhảy vọt. Hiện nay, trong tất cả các ngành

công nghiệp đều cần sử dụng tri thức, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị của sản phẩm, tận dụng cơ sở vật chất và LLLĐ sẵn có, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người LĐ

- Đối với ngành dịch vụ. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và phát triển KTTTh ngành dịch vụ cần nhanh chóng được phát triển và hiện đại hoá. Chính CNTT có tác động to lớn đến sự phát triển và hiện đại hoá của ngành dịch vụ. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhờ sử dụng thương mại điện tử, Internet mà các giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn, chi phí giao dịch giảm xuống rất nhiều. Ước tính thương mại điện tử phát triển đã làm giảm chi phí cho các nền kinh tế phát triển hàng nghìn tỷ USD và cũng thông qua đó để phát triển du lịch, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở nước ta diễn ra trong bối cảnh TCH và hội nhập kinh tế thế giới. TCH và hội nhập kinh tế thế giới là xu thế khách quan, nó tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, nhất là thúc đẩy LLSX phát triển, tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Đặc biệt, TCH và hội nhập kinh tế quốc tế cho phép các quốc gia đi sau tiếp nhận được thành tựu KH - CN, kinh nghiệm phát triển NNL của các quốc gia đã hoàn thành CNH, HĐH và đang bước vào phát triển KTTTh. Đối với Việt Nam, TCH và hội nhập kinh tế thế giới đã tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng NNL trên hai khía cạnh: một là, TCH thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của KH - CN, cho phép Việt Nam tiếp thu được thành tựu KH - CN của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, từ đó thúc đẩy người LĐ nâng cao trình độ để tiếp cận và vận dụng thành tựu KH - CN vào các hoạt động SX - KD; hai là, khi người LĐ được làm việc trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI, họ sẽ tiếp thu được phương pháp làm việc tiên tiến, biết sử dụng công nghệ hiện đại... từ đó có điều kiện để học tập, nâng cao trình độ CMKT và tay nghề, rèn luyện tác phong công nghiệp. Như vậy, trong bối cảnh TCH, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng, Việt Nam có thể tận dụng được nhiều cơ hội để thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, trong đó cơ hội nâng cao chất lượng NNL là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)