Kinh nghiệm về chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là tập trung phát triển những “cái nôi” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 72)

- Thời kỳ từ giữa những năm 1970 đến 1980 Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ các ngành có giá trị gia tăng thấp lên các

2.3.2.1.Kinh nghiệm về chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là tập trung phát triển những “cái nôi” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

là tập trung phát triển những “cái nôi” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Với quan điểm chất lượng NNL là “chìa khoá” để mở cánh cửa CNH, HĐH và hướng đến KTTTh, Đà Nẵng đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ NNLLC với các hướng đột phá quan trọng. Hướng đột phá thứ nhất là, hàng năm lựa chọn học sinh khá giỏi ở các trường PTTH để gửi đi đào tạo bậc ĐH tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước bằng ngân sách của địa phương. Để thực hiện được kế hoạch này, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành các quyết định: Quyết định số 151 năm 2004, Quyết định 32 năm 2006 và Quyết định 47 năm 2008 quy định hỗ trợ đào tạo bậc ĐH tại các cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài. Đối với sinh viên học tại các cơ sở đào tạo trong nước được chi trả học phí theo quy định của cơ sở đào tạo và được hỗ trợ tiền đi lại, sinh hoạt phí từ 12.480.000 đồng đến 23.140.000 đồng. Đối với sinh viên học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài được chi trả học phí theo thông

báo của cơ sở đào tạo và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí 12.000 USD (nếu học ở Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Đức, Hà Lan, Bỉ, Na Uy) và 10.524 USD (nếu học ở Úc, Newzealand 9.300 USD, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông 6.000 USD, Trung Quốc, Đài Loan 3.600 USD) [161]. Sau 5 năm kể từ Quyết định số 151 năm 2004 đến năm 2009, thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ cho 224 học sinh ở các trường PTTH đào tạo ĐH ở trong và ngoài nước và số sinh viên tham gia đề án đã tốt nghiệp là 28 người.

Hướng đột phá thứ hai là, đào tạo TS, Ths ở nước ngoài. Tính đến tháng 7 - 2009 thành phố đã gửi đi đào tạo ở nước ngoài 65 người, trong đó có 49 Ths, 16 TS ở các chuyên ngành đào tạo như: CNTT, tài chính, du lịch, CNSH, y khoa, báo chí... với tổng kinh phí 27.268.000.000 đồng [150;4]. Hướng đột phá thứ ba là, đào tạo đội ngũ cán bộ phường xã. Với phương châm không tuyển chọn, bố trí, bổ nhiệm cán bộ công chức phường, xã nếu không đủ tiêu chuẩn; tổ chức thi tuyển công chức phường, xã; không phân công nhiệm vụ đối với đảng viên nghỉ hưu tham gia vào bộ máy phường, xã; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ đương nhiệm... Đồng thời thực hiện Đề án 89 về tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch UBND phường, xã. Vì vậy, chỉ sau 1 năm số cán bộ phường, xã được đào tạo đã tăng lên 379 người, trong đó có 1 Ths, 180 ĐH, 61 CĐ và TC, 1 ĐH lý luận chính trị, 105 có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 153 người có trình độ TC lý luận chính trị [134]. Ngoài việc đào tạo, Đà Nẵng rất chú ý phát triển những “cái nôi” đào tạo NNLCLC. Năm 2003, Đà Nẵng đầu tư xây dựng trường PTTH chuyên Lê Quý Đôn theo hướng chất lượng cao với tổng kinh phí đầu tư ban đầu là 96,6 tỷ đồng. Sở hữu một đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm (giáo viên có trình độ sau ĐH chiếm 60,8% tổng số giáo viên của trường). Từ khi thành lập đến nay trường PTTH chuyên Lê Quý Đôn đã có đóng góp rất lớn trong việc đào tạo và cung cấp NNL có chất lượng ở bậc PTTH, làm cơ sở để thành phố tiếp tục quy hoạch, đào tạo NNLCLC. Trong 5 năm (2004 - 2009) có nhiều học sinh của trường giành được nhiều thành tích: huy chương Đồng Olympic Vật lý quốc tế, huy chương Bạc Olympic Tin học quốc tế (năm 2004), huy chương Đồng Olympic Toán học quốc tế

(năm 2005), huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á, huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế (năm 2007), huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á, huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế (năm 2008); 214 giải học sinh giỏi cấp quốc gia; 3.315 giải học sinh giỏi cấp thành phố; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH đạt 100% trong nhiều năm liền; năm 2008 có 98,7% học sinh trúng tuyển ĐH, trung bình mỗi năm trường có 10 học sinh đạt thủ khoa ở các trường ĐH [148; 42 - 43]. Cùng với hệ thống trường PTTH, hệ thống các trường ĐH, CĐ được chú trọng đầu tư, bởi đây là những nơi đào tạo và cung cấp NNLCLC lớn nhất cho thành phố. Hiện nay Đà Nẵng có 13 trường ĐH và 18 trường CĐ, hàng năm, các trường này đã đào tạo, cung cấp cho Đà Nẵng và các tỉnh ở miền Trung - Tây Nguyên hàng chục nghìn LĐ có trình độ cao. Ngoài ra, Đà Nẵng rất chú trọng phát triển các cơ sở đào tạo nghề bằng cách tăng đầu tư ngân sách cho các cơ sở đào tạo nghề: năm 2007 là 375 tỷ đồng, năm 2008 là 500 tỷ đồng [148;49, 50]. Vì vậy, hệ thống đào tạo nghề ở Đà Nẵng rất phát triển: năm 2000 chỉ mới có 21 cơ sở đào tạo nghề, thì đến nay đã có tới 55 cơ sở, trong đó có 3 trường CĐ nghề, 7 trường CĐ có đào tạo nghề , 9 trường TC nghề, 3 trường TC có đào tạo nghề, 33 trung tâm đào tạo nghề [165]. Với hệ thống cơ sở đào tạo nghề trên, hàng năm Đà Nẵng thu hút được một lượng lớn học sinh đăng ký tham gia đào tạo nghề, nên đã nâng tỷ lệ LĐ qua đào tạo của thành phố từ 23,53% năm 2000 lên 47,11% năm 2005 và 48,77% năm 2007 [148;48 - 49].

Cũng như Đà Nẵng, Hải Phòng đã thực hiện các biện pháp: 1) Tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo. Trước đây, Hải Phòng chỉ có 1 trường ĐH, thì đến nay đã có 4 trường ĐH, 3 viện nghiên cứu, 11 trường CĐ, 26 trường TCCN, 56 trường THPT. Ngoài ra, mạng lưới cơ sở dạy nghề được mở rộng, hiện nay thành phố đã có hơn 50 trường CĐ, TC và các trung tâm dạy nghề được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo NNLCLC cho thành phố và vùng Duyên hải Bắc bộ; 2) Tăng nhanh quy mô đào tạo NNLCLC ở các cơ sở đào tạo: quy mô đào tạo của các trường ĐH tăng từ 33.126 sinh viên (năm 2004 - 2005) lên 40.680 sinh viên (năm 2006 - 2007); các trường TCCN quy mô đào tạo tăng từ 9.946 sinh viên (năm 2004 - 2005) lên 15.146 sinh viên (năm 2006 - 2007); các cơ sở dạy nghề

hàng năm có khoảng trên 10.000 lượt người tham gia học nghề, bình quân có 1,75 vạn LĐ được đào tạo nghề; 3) Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao ở trong và ngoài nước. Từ năm 2007 đến 2009 Hải Phòng đã gửi 21 cán bộ đi đào tạo trình độ Ths và 6 cán bộ đào tạo trình độ TS ở nước ngoài; 4) Thường xuyên liên kết với các cơ sở đào tạo, các dự án nước ngoài, các trường ĐH, viện nghiên cứu trong nước để đào tạo lại, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trên địa bàn tỉnh. Với các biện pháp nói trên Hải Phòng đã xây dựng được NNL có chất lượng tương đối cao. Năm 2006, tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo là 37,42% (cả nước là 22,5%), tỷ lệ LĐ được đào tạo nghề là 24,9% (cả nước là 13,3%), tỷ lệ LĐ có trình độ THCN trở lên là 12,52% [55;47]. Đặc biệt, nhân lực KH - CN tăng lên đáng kể, năm 2001 là 44.159 người (chiếm 4,65% LLLĐ) đến năm 2008 là 65.571 (chiếm 4,72% LLLĐ), trong đó có 11.500 người có trình độ CĐ (chiếm 23,1%), ĐH là 37.500 người (chiếm 75%), trên ĐH là 2000 người (chiếm 1,9%).

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 72)