Kinh nghiệm về xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực R&D hướng đến phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 66)

- Thời kỳ từ giữa những năm 1970 đến 1980 Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ các ngành có giá trị gia tăng thấp lên các

2.3.1.2.Kinh nghiệm về xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực R&D hướng đến phát triển kinh tế tri thức

lượng cao, nhất là trong lĩnh vực R&D hướng đến phát triển kinh tế tri thức

Điểm mấu chốt làm nên thành công Singapore không phải là ở việc đầu tư bao nhiêu để xây dựng trường học, mua sắm trang thiết bị mà quan trọng nhất là Singapore đã xây dựng được một chiến lược phát triển NNL hướng đến phát triển KTTTh. Trước hết, Singapore tập trung thực hiện những cải cách quan trọng về quan niệm, mô hình giáo dục và chương trình đào tạo: 1) Thay đổi quan niệm về giáo dục với khẩu hiệu “Nhà trường tư duy, quốc gia học tập”; 2) Xây dựng và triển khai mô hình “Dạy ít, học nhiều”. Với mô hình này, giáo dục Singapore tập trung nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách tạo thêm nhiều “khoảng trống” để người học chủ động khám phá những tri thức thông qua các thí nghiệm, trải nghiệm thực tế; 3)

Thống nhất chương trình đào tạo, từ 4 chương trình đơn ngữ thành một chương trình song ngữ được áp dụng trên toàn quốc, ngoài tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc. Việc đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy giúp cho Singapore chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, kết nối với các nước trên thế giới và tạo nên sự thống nhất quốc gia, nhằm thúc đẩy khối đoàn kết giữa các dân tộc. Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng nói “Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khoá để giành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây”; 4) Đẩy mạnh “xuất khẩu và nhập khẩu giáo dục”. Không chỉ chú trọng xây dựng các trường ĐH, CĐ nghề và tư thục ở trong nước, Chính phủ mở chi nhánh đào tạo ở nước ngoài như: thành lập thêm trường ĐH Quản trị Singapore dựa trên mô hình giáo dục kiểu Mỹ, cho phép trường ĐH Singapore mở một trường trực thuộc ngay trung tâm công nghệ cao của Mỹ - thung lũng Silicon. Dự tính, Singapore sẽ thành lập thêm các trường trực thuộc tại các thành phố khác như

Boston, Shenzhen, Thượng Hải. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động “xuất khẩu” giáo dục, Singapore còn chủ trương “nhập khẩu” giáo dục. Hiện nay, có nhiều trường ĐH nước ngoài hợp tác với Singapore để mở chi nhánh đào tạo: trường ĐH John Hopkins (Mỹ), INSTEAD (Pháp), Wharton (Mỹ), Chicago (Mỹ), Shanghai Jiao Tông (Trung Quốc), MIT (Mỹ), trường Kỹ thuật Munchen (Đức), trường Kỹ thuật Eindhoven (Hà Lan),... Bên cạnh đó, Singapore rất quan tâm đến nghiên cứu KH - CN. Đến những năm 90 của thế kỷ XX, Singapore mới thực sự quan tâm đến việc đầu tư đẩy mạnh nghiên cứu KH - CN và đào tạo NNL trong lĩnh vực R&D. Tuy nhiên, đến nay Singapore đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu công nghệ cao mạnh nhất thế giới và sở hữu một đội ngũ cán bộ KH - CN mà nhiều quốc gia phải mơ ước: năm 1992 có 20 sáng chế được trao giải thưởng, nhưng đến năm 2004 có 1.250 sáng chế đăng ký và có 600 sáng chế được trao giải thưởng; năm 2004 thu được 15 tỷ SGD từ việc bán sản phẩm nghiên cứu và bằng sáng chế; xây dựng và sản xuất 70% dàn khoan dầu ngoài khơi và 25% đĩa cứng trong công nghệ truyền thông thế giới [102; 106 - 107]; có 21.000 cán bộ và kỹ sư làm việc trong lĩnh vực R&D. Sở dĩ đạt được những thành công trên là do Singapore đã xây dựng được chiến lược phát triển KH - CN, trong đó chú trọng đến việc tăng đầu tư ngân sách cho KH - CN, thành lập các tổ chức KH - CN và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực R&D. Về đầu tư ngân sách cho KH - CN, thì có thể nói ở thời kỳ đầu (1965 - 1990) đầu tư phát triển KH - CN đã được tính đến và với mức kinh phí rất thấp. Song, từ năm 1991 đến nay, Singapore đã táo bạo và dành một phần ngân sách rất lớn cho phát triển KH - CN, giai đoạn 1991 - 2005 là 12 tỷ SGD, riêng năm 2005 kinh phí dành cho R&D chiếm 2,36% GDP của Singapore [102;106]. Về thành lập các tổ chức KH - CN, vào năm 1991, Singapore thành lập Tổng cục KH - CN quốc gia (NSTB) đến năm 2001 NSTB được cơ cấu lại và đổi tên thành Cơ quan khoa học, công nghệ và nghiên cứu (A*STAR). Cơ quan này bao gồm nhiều tổ chức KH - CN như Hội đồng nghiên cứu sinh học y tế, Hội đồng nghiên cứu khoa học và chế tạo, Học viện sau ĐH A*STAR được thành lập nhằm hướng đến hỗ trợ các hoạt động KH - CN, nhất là hoạt động R&D của Chính phủ. Về đào tạo NNL cho KH - CN, để bổ sung NNL đáp ứng yêu cầu phát triển các

ngành công nghệ cao hàng năm A*STAR hỗ trợ khoảng 500 học bổng cho học sinh đi học ĐH và sau ĐH thuộc các ngành KH - CN ở nước ngoài, nhất là ở Mỹ - cái nôi phát triển các ngành công nghệ cao. Với chiến lược đầu tư táo bạo, thậm chí mạo hiểm vào lĩnh vực R&D đã nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của nền kinh tế Singapore. Dự báo với đà phát triển như hiện nay, đến năm 2015 lĩnh vực R&D sẽ tạo ra khoảng 86.000 chỗ làm mới và mang lại 30 tỷ SGD giá trị gia tăng cho Singapore.

Hàn Quốc cũng là quốc gia sớm xây dựng được chiến lược phát triển NNLCLC trong các lĩnh vực KH - CN. Với sự ra đời của các ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng tri thức cao thì nhu cầu về NNLCLC ngày càng lớn, nhất là trong các lĩnh vực KH - CN. Do đó, Hàn Quốc đã có nhiều chính sách và biện pháp để phát triển NNLCLC trong lĩnh vực KH - CN như: tăng ngân sách cho công tác R&D trong các trường ĐH và viện nghiên cứu; phát triển các ngành KH - CN chiến lược, đặc biệt là CNTT; có chế độ tuyển chọn sinh viên xuất sắc vào làm việc trong lĩnh vực KH - CN; coi trọng giáo dục năng khiếu và xây dựng hệ thống phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng tài năng; nới rộng chỉ tiêu đào tạo các ngành khoa học - kỹ thuật; yêu cầu các trường ĐH phải thường xuyên cập nhật tiến bộ KH - CN mới vào nội dung chương trình giảng dạy... Với những giải pháp đồng bộ và hiệu quả trên, nên trong suốt thời kỳ CNH, Hàn Quốc không những không bị sức ép gay gắt về NNLCLC mà còn đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển dịch và phát triển kinh tế trong từng thời kỳ. Vì vậy, mà ngày nay, Hàn Quốc tự hào là một trong những quốc gia có NNLCLC nhất thế giới: tỷ lệ LĐ có trình độ ĐH tăng từ 10,5% năm 1985 lên 19,4% năm 1995 và đến năm 2001 là 24,6%.[167;223].

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 66)