Tính quy luật trong dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 60)

KINH TẾ TRI THỨC

2.2.2.2.Tính quy luật trong dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Như đã phân tích ở phần trên, trong quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, vì vậy cơ cấu NNL cũng phải dịch chuyển theo và sự dịch chuyển cơ cấu NNL đó mang tính quy luật sau:

Thứ nhất, tỷ trọng LĐ giản đơn giảm dần và tỷ trọng LĐ phức tạp ngày càng tăng và chiếm ưu thế tuyệt đối trong tổng LĐ xã hội, đặc biệt là LĐ trí tuệ. Thực tế cho thấy, trước chiến tranh thế giới thứ II ở các nước phát triển nông dân chiếm đa số, nhưng ngày nay nông dân chỉ còn bằng 1/10 so với trước đây, còn công nhân nói chung thì tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là công nhân trí thức (chỉ những người dừng sức LĐ trí óc, sự sáng tạo để tạo ra của cải vật chất, giá trị mới như các lập trình viên, các nhà thiết kế công nghệ phần mềm...). Hiện nay ở các nước phát triển, công nhân áo xanh trong công nghiệp chỉ còn không quá 20%, công nhân tri thức chiếm hơn 40% LLLĐ [173;29]. Hoặc chỉ đơn cử riêng trong ngành chế tạo máy của Mỹ vào năm 1950 công nhân cổ xanh chiếm 35%, nhưng đến năm 1960 là 30%, năm 1980 là 20% và hiện nay khoảng dưới 15% trong tổng số công nhân [65;51]. Theo nghiên cứu của Nuala Beck & Associatec Inc (Canada), có 20 nước trên thế giới có tỷ lệ công nhân tri thức trong LLLĐ cao nhất thế giới bao gồm: Hà Lan (46,1%), Thuỵ Sỹ (40,9%), Thuỵ Điển (39,8%), Singapore (39,8%), Canada (39,2%), Bỉ (39,2%), Đức (38,1%), Đan Mạch (37,6%), Niuzilan (37,2%), Liên bang Nga (36,7%), Anh (36,4%), Oxtraylia (35,5%), Cộng hoà Séc (34,4%), Aixolen (34,2%), Phần Lan

(34,0%), Mỹ (33,6%), Ixraen (32,7%), Nauy (32,4%), Áo (30,9%), Hunggari (30,8%). Ở các nước phát triển, LĐ thông tin, LĐ trong các lĩnh vực phần mềm máy tính tăng lên nhanh chóng, cụ thể: ở Úc LLLĐ thông tin tăng từ 17% năm 1950 lên 30,20% năm 1980 và ở Đức tăng từ 18,3% lên 33,2% hoặc ở Canada tăng từ 72.024 người năm 1950 lên 123.312 người vào năm 1980.

Bảng 2.1: LLLĐ thông tin trong tổng LLLĐ ở các nước phát triển

Đơn vị tính:% Nước 1950 1960 1970 1980 Anh 27,80 33,10 36,60 - Mỹ 31,80 42,00 46,40 46,60 Úc 17,00 22,50 27,50 30,20 Đức 18,30 24,60 30,70 33,20 Nguồn: [79;65 ]

Bảng 2.2: LLLĐ trong lĩnh vực phần mềm ở các nước phát triển

Đơn vị tính: người

Năm Mỹ Canada Nhật Bản Pháp Phần Lan

1992 838.334 72.024 488.469 151.347 16.200

1993 894.256 79.921 455.662 147.881 17.000

1994 955.094 99.056 424.867 153.329 16.500

1995 1.083.977 123.312 407.369 158.544 17.400

Nguồn: [103;44]

Ở nước ta, xu hướng vận động chung của NNL trong quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh là giảm dần quy mô LĐ không có kỹ năng và tăng LĐ có kỹ năng trong các ngành, khu vực kinh tế, nhất là trong các ngành công nghệ cao. Trong những năm qua, tỷ lệ LLLĐ có trình độ CMKT tăng lên nhanh chóng, từ 7,6% năm 1986 lên gần 30% năm 2007 [124]. Tỷ lệ LĐ từ 15 tuổi trở lên đang làm việc

trong nền kinh tế đã qua đào tạo tăng từ 10,3% (năm 2000) lên 12,5% (năm 2005) và 14,6% (năm 2010) [123;115]. Trong những năm tới, chủ trương của Nhà nước là phấn đấu mỗi năm đào tạo trên 1 triệu LĐ, trong đó có 200.000 LĐ đào tạo có chất lượng cao và đến năm 2015 LĐ đã qua đào tạo khoảng 55%.

Thứ hai, tỷ trọng LĐ nông nghiệp giảm xuống, tỷ trọng LĐ công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Thực tế cho thấy, ở giai đoạn đầu của CNH khi nền kinh tế còn lạc hậu thì LĐ nông nghiệp chiếm đại bộ phận, nhưng khi CNH được mở rộng, LĐ nông nghiệp

sẽ giảm xuống, LĐ trong các ngành công nghiệp, dịch vụ không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn là xu hướng tất yếu. T.Oshima trong cuốn sách “Tăng trưởng kinh tế châu Á gió mùa” cho rằng: sự quá độ về cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp, trong đó sức LĐ nông nghiệp chiếm phần lớn (khoảng 3/4 tổng số sức LĐ) đã bắt đầu giảm. Sự quá độ đó hoàn thành khi phần đó rút xuống ngang mức tăng của sức LĐ công nghiệp khoảng từ 1/4 đến 1/3 và khi ấy có thể nói nền kinh tế đã kết thúc giai đoạn quá độ về cơ cấu kinh tế do nông nghiệp chiếm ưu thế sang nền kinh tế công nghiệp.

Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm là phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia, chẳng hạn: Ở Anh để giảm tỷ trọng LĐ trong nông nghiệp từ 70% xuống 37% phải mất 100 năm (từ năm 1700 - 1800); Trung Quốc vào năm 1952, LĐ nông nghiệp chiếm 83,5%, sau nhiều năm cải cách đến năm 1993 vẫn còn 60%; Malaixia phải mất 19 năm mới giảm xuống được 20,8%; Indonexia là 17%; Thái Lan 13%; Philippin là 7,6% [108;112]; Các nhóm nước công nghiệp tiên tiến có tốc độ tăng LĐ trong ngành dịch vụ nhanh so với các nhóm nước khác. Số liệu về sự phát triển của việc làm theo các khu vực kinh tế ở bảng 2.3. sẽ cho chúng ta thấy rõ xu hướng này

Bảng 2.3: Sự phát triển việc làm theo các khu vực kinh tế ở các nước tiên tiến

Năm Nông nghiệp Chế tạo Dịch vụ

Công nghiệp tiên tiến 1870 1950 1995 49 25 6 27 36 30 24 39 64 Thu nhập trung bình 1995 30 28 42 Thu nhập thấp 1995 62 15 23 Nguồn: [79;71]

Ở nước ta, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong những năm qua cơ cấu NNL có sự dịch chuyển đáng kể và theo hướng tích cực. Theo Tổng cục Thống kê, cơ cấu LĐ khu vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm từ 55,4% năm 2006 xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,3% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 25,3% lên 29,4% [52]. Theo lộ trình đến năm 2015 tỷ trọng LĐ

nông nghiệp giảm xuống 40 - 41% và 30 - 35% (2020) [44;198 - 104.]. Tuy nhiên tuỳ vào đặc thù của từng ngành lại đặt ra những yêu cầu khác nhau, cụ thể: 1) Đối với ngành nông - lâm - thủ sản: tăng tỷ trọng LĐ có trình độ cao, giảm tỷ trọng LĐ thuần tuý; tăng tỷ trọng LĐ chăn nuôi, giảm tỷ trọng LĐ trồng trọt; giảm LĐ trồng cây lương thực sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; 2) Đối với ngành công nghiệp: tăng tỷ trọng LĐ trong các ngành sản xuất các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao; tăng tỷ trọng LĐ trong các ngành sử dụng công nghệ cao, các ngành sản xuất nguyên liệu, vật liệu thay thế; 3) Đối với ngành dịch vụ: tăng nhanh LĐ trong các lĩnh vực du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, kiểm toán...

Thứ ba, tăng tỷ trọng LĐ làm việc trong các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hàng hoá có chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; áp dụng KH - CN mới, hiện đại để chuyển LĐ từ những ngành có năng suất và giá trị LĐ thấp sang các ngành có năng suất và giá trị cao; tăng tỷ trọng LĐ trong các ngành, các lĩnh vực đòi hỏi LĐ phải có trình độ học vấn, trình độ CMKT cao.

Thứ tư, tăng LĐ ở các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng kinh tế động lực, các KCN và cụm công nghiệp, các khu chế xuất, các khu kinh tế mở; tiếp tục di chuyển LĐ từ nông thôn, các vùng kém lợi thế đến đến các đô thị và các vùng có lợi thế, tiềm năng về đất đai, tài nguyên để giải quyết việc làm cho người LĐ; chuyển mạnh LĐ nông nghiệp sang LĐ phi nông nghiệp ở các vùng ven đô thị; tăng nhanh LĐ đi xuất khẩu ở nước ngoài

2.3. KINH NHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ TỈNHTRONG NƯỚCVỀ PHÁT TRIỂNNGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 60)