Những bài học rút ra đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đạ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 77)

- Thời kỳ từ giữa những năm 1970 đến 1980 Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ các ngành có giá trị gia tăng thấp lên các

2.3.3.Những bài học rút ra đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đạ

trong phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Trên cơ sở kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước về phát triển NNL, có thể rút ra những bài học để tỉnh Thừa Thiên Huế tham khảo trong phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, sau:

Một là, nhận thức đúng vai trò quyết định của NNL trong quá trình CNH, HĐH và nỗ lực xây dựng NNLCLC hướng đến phát triển của nền KTTTh. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL của Singapore, Hàn Quốc, Đà Nẵng và Hải Phòng điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là các quốc gia, địa phương nói trên đều có xuất phát điểm không mấy thuận lợi. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia, địa phương này đều nhận thức rất rõ vai trò quyết định của nhân tố con người đối với quá trình CNH, HĐH, đặc biệt trong điều kiện phát triển KTTTh. Do đó, các quốc gia và các địa phương trên đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng NNL. Sự thành công của Singapore, Hàn Quốc và sự phát triển vượt bậc của Đà Nẵng, Hải Phòng trong thời gian qua đã chứng minh điều đó. Đây chính là bài học rất bổ ích đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, bởi Thừa Thiên Huế là một tỉnh có những điểm tương đồng với các quốc gia và địa phương nói trên. Vì vậy, để thực hiện CNH, HĐH trong điều kiện phát triển KTTTh, cần phải biết khai thác tiềm năng con người, nâng cao chất lượng

NNL, trước hết cần phải chuyển biến trong tư duy nhận thức, nhất là ở cấp hoạch định và thực thi chính sách của tỉnh.

Hai là, phát triển NNL phải gắn với chiến lược phát triển KT - XH của quốc gia, của địa phương qua từng giai đoạn nhất định. Mỗi giai đoạn CNH có những yêu cầu khác nhau đối với NNL, vì vậy phải căn cứ vào từng giai đoạn phát triển, từng giai đoạn của CNH để xây dựng chiến lược phát triển NNL cho phù hợp. Trong bối cảnh cuộc cách mạng KH - CN đang diễn ra như vũ bão, nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đang bước vào nền KTTTh, vấn đề quan trọng nhất hiện nay của tỉnh Thừa Thiên Huế là phải xây dựng được NNLCLC đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới - giai đoạn CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh.

Ba là, xem GD - ĐT là yếu tố quyết định để nâng cao chất lượng NNL. Nói đến nâng cao chất lượng NNL là nói đến nâng cao trình độ học vấn, trình độ CMKT, khả năng sáng tạo của người LĐ... Những vấn đề này chỉ có thể được thực hiện thông qua GD - ĐT, vì vậy, phát triển GD - ĐT được các quốc gia, địa phương ưu tiên hàng đầu. Là một trung tâm GD - ĐT lớn của khu vực miền Trung, Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi hơn các tỉnh và thành phố khác. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước và địa phương, luận án cho rằng để nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, tỉnh Thừa Thiên Huế có thể học hỏi và hướng vào giải quyết các vấn đề như: xây dựng chiến lược phát triển GD - ĐT theo từng giai đoạn, tăng đầu tư cho GD - ĐT; thực hiện xã hội hoá GD - ĐT; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; chú trọng phát triển giáo dục ĐH, trên ĐH; mở rộng và phát triển hệ thống GD - ĐT nghề... phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nhân lực tại địa phương phù hợp với từng giai đoạn CNH, HĐH nền kinh tế.

Bốn là, chính sách thu hút và sử dụng nhân tài bài bản là bài học mà tỉnh Thừa Thiên Huế cần tham khảo. Trong quá trình TCH và hội nhập kinh tế quốc tế, sự di chuyển chất xám, NNLCLC từ nơi này đến nơi khác là tất yếu. Theo quy luật, nhân tài sẽ di chuyển đến những quốc gia, địa phương nào có sự đãi ngộ về vật chất, môi trường làm việc lý tưởng và được trọng dụng. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đến thời điểm này chưa có chính sách để thu hút người tài từ nhiều địa phương khác đến công tác,

nhưng ngay cả việc giữ chân người tài vẫn chưa có chính sách thoả đáng. Bài học về thu hút nhân tài ngoại bằng cách đơn giản hoá thủ tục nhập cư, trả lương cao, chào đón vào bộ máy nhà nước, khuyến khích sinh viên ở lại làm việc... của Singapore hay bài học về trải thảm đỏ đón nhân tài, tạo môi trường làm việc thuận lợi và gửi học sinh, sinh viên, cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài... của Đà Nẵng sẽ là những bài học bổ ích cho tỉnh Thừa Thiên Huế trong xây dựng chiến lược phát triển NNL sắp tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 77)