Về tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 79)

Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng:

Về tài nguyên khoáng sản, hiện nay, ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm và 25 loại khoáng sản, trong đó có nhiều loại mang lại giá trị kinh tế cao như: sa khoáng titan; đá vôi; grannit đen, caolin, sắt, chì, kẽm, vàng, thiếc... Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng trên cho phép tỉnh phát triển các ngành nông - lâm nghiệp, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất và tạo ra lợi thế cạnh tranh nếu biết đầu tư, khai thác và sử dụng hợp lý. Vềtài nguyên đất,

ngoài diện tích các vực nước và núi đá, Thừa Thiên Huế có 468.275 ha đất (chiếm khoảng 92% diện tích tự nhiên của tỉnh). Theo phân loại, hiện nay có 23 loại đất, chia làm 10 nhóm, trong đó, nhóm đất phù sa, đặc biệt là loại đất phù sa được bồi lấp hàng năm, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ chỉ chiếm 8,11% diện tích đất tự nhiên của tỉnh nhưng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vềtài nguyên nước, với hệ thống sông, suối, khe, ngòi dày đặc với tổng lượng nước mặt toàn tỉnh khoảng 9,975 tỷ m3 và nguồn nước ngầm dưới đất không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, tránh được những đợt hạn hán kéo dài mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao đó là nguồn nước khoáng nóng; Về tài nguyên rừng, theo thống kê, diện tích đất thích hợp để phát triển lâm nghiệp khoảng 350.000 ha, trong đó diện tích có rừng che phủ khoảng 270.000 ha, ước trữ lượng gỗ trên 30 triệu m3, thực vật rừng rất đa dạng.

Về tài nguyên biển và đầm phá, với chiều dài bở biển 120km, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển. Bên cạnh bờ biển dài, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có một vùng đầm phá Tam Giang rộng lớn khoảng 68km. Đây là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á, rất thuận lợi để nuôi trồng và đánh bắt các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn nữa, Thừa Thiên Huế là vùng đất non nước hữu tình, có sông, núi, biển, đồng bằng đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hấp dẫn như: sông Hương, núi Ngự, biển Thuận An, vịnh Lăng Cô, rừng quốc gia Bạch Mã, đèo Hải Vân... cùng với hệ thống lăng tẩm, chùa chiền, đền đài nguy nga, độc đáo và nhã nhạc cung đình được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Với những tiềm năng và lợi thế này, cho phép tỉnh đẩy

mạnh phát triển du lịch và các loại hình dịch vụ khác, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển KT - XH.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng tớisự hình thành và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 79)