Xem thông tin cho hoạt động 11 và 12.
Tóm tắt
Chương này giới thiệu một số phương pháp thu thập dữ kiện thông dụng. Đó là các phương pháp bút vấn, phỏng vấn, quan sát, phân tích nội dung các văn bản, tài liệu. Mỗi phương pháp đều có những mục tiêu và công dụng riêng, có những mặt mạnh và những khó khăn phải khắc phục. Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu của đề tài và điều kiện thực tiễn, bạn cần chọn lựa những phương pháp thích hợp.
Bút vấn dùng thu thập dữ kiện, ý kiến, thái độ theo một khung cấu trúc nào đó từ những người mà ta không thể tiếp xúc trực tiếp. Nó cho phép khảo sát nhiều người trong một thời gian ngắn, đỡ tốn công sức và chi phí thấp. Trong bản bút vấn có thể đặt nhiều câu hỏi về nhiều mặt mà người nghiên cứu quan tâm. Người trả lời cũng được tự do bộc lộ ý kiến của mình, không phải né tránh khi gặp những vấn đề “tế nhị”. Nhưng nếu các câu bút vấn không chuẩn bị kĩ, phần hướng dẫn trả lời không chu đáo thì kết quả thu được cũng thiếu tin cậy.
Phỏng vấn cho phép thu thập thông tin từ những người ta có thể tiếp xúc trực diện. Nhờđó có thể tìm hiểu chi tiết hơn khi thấy cần hỏi thêm một vấn đề nào
đó. Do sự tiếp xúc trực tiếp, số lượng thu thập không thể nhiều như bút vấn. Kết quả thu được cũng bịảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của người phỏng vấn. Phân tích nội dung là kĩ thuật nghiên cứu nhằm mô tả một cách có hệ thống, khách quan và bằng phương pháp định lượng nội dung các tài liệu, sách báo, các câu phát biểu tự do trong bản bút vấn, v.v...
Điều bạn cần nhớ là: Các phương pháp nêu trên đều phải được huấn luyện mới áp dụng có hiệu quả và phải chuẩn bị chu đáo trước khi sử dụng để bảo đảm tính tin cậy và giá trị cho các dữ kiện.
Bạn cũng nên ghi nhớ các bước thực hiện một nghiên cứu:
– Trước hết là chuẩn bị dụng cụ (qua đọc tài liệu lí luận, qua các công trình nghiên cứu, hay các nghiên cứu thăm dò trước).
– Tiếp theo là bước thử nghiệm dụng cụđo (nhờ các chuyên gia và cả khảo sát trên các mẫu tương tự).
– Sau thử nghiệm người nghiên cứu sửa chữa dụng cụ này cho tốt hơn trước khi sử dụng chính thức.
– Trong đợt khảo sát chính thức, người nghiên cứu phải chọn mẫu ngẫu nhiên
để bảo đảm các kết quảđại diện cho dân số.
– Cuối cùng, khi đã thu vềđầy đủ dữ kiện, phải phân tích chúng bằng phương pháp thống kê. Sau đó mới khái quát hoá các kết quả.