vấn:
– Luôn tạo mọi điều kiện để người được phỏng vấn bộc lộ ý kiến của mình một cách tự do.
– Nên gặp riêng từng người để bảo đảm những thông tin do người được phỏng vấn cung cấp là riêng tư, không bị ảnh hưởng bởi đám đông hay bởi một người nào đó.
– Luôn giữ kín các thông tin và danh tánh của những người được phỏng vấn.
3. Ghi chép trong khi phỏng vấn:Tuỳ thuộc thái độ người được phỏng vấn, có thể xin phép họđể ghi chép những câu trả lời ra giấy. Có hai tác dụng của
3. Ghi chép trong khi phỏng vấn:Tuỳ thuộc thái độ người được phỏng vấn, có thể xin phép họđể ghi chép những câu trả lời ra giấy. Có hai tác dụng của
– Tích cực vì người được phỏng vấn nghĩ rằng ý kiến của mình là quan trọng. – Tiêu cực vì tâm lí e ngại của người phát biểu khi thấy lời nói của mình bị ghi
chép.
4. Sử dụng các thiết bị (ghi âm, ghi hình): Việc ghi lại âm thanh hay hình
ảnh cho phép người phỏng vấn nghe lại, xem lại nhiều lần và có thể ghi chép ra giấy. Tuy nhiên sự hiện diện của thiết bị này có ảnh hưởng đến người
được phỏng vấn. Do đó cần phải giải thích lí do, xin phép trước khi sử dụng.
5. Nên bố trí nhiều người hỗ trợ :để làm gia tăng tính tin cậy và tính giá trị
của thông tin thu được qua cuộc phỏng vấn. Tốt nhất là một người làm công việc phỏng vấn, ghi chép nhận xét và một người khác phân tích, giải thích dữ
kiện.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 9
Nhiệm vụ 9.1: Nói về tính có hệ thống và tính khách quan.
1. Tính hệ thống: Khi phân tích nội dung, ta phải rút trích, phân tích, tổng hợp những thông tin đang được ghi ở dạng văn bản (như bài phát biểu, câu trả
lời, sách, ...), dạng hình ảnh hoặc lời nói (trong tranh ảnh, đoạn băng ghi âm,
đoạn phim, v.v...).
Việc làm này đòi hỏi người thực hiện phải có tầm bao quát rộng. Những nội dung được chọn ra phải tuân theo một hệ thống được thiết lập từ trước. Có như vậy mới bảo đảm tính chất đại diện.
Tính hệ thống có liên quan đến việc chọn mẫu ngẫu nhiên. Ví dụ khi khối tài liệu thu thập được quá lớn, người nghiên cứu không thể phân tích hết tất cả