ý đến cách viết và sửa các câu hỏi, quan tâm đến ý nghĩa, tính phù hợp, chú ý từng câu, chữ, hướng dẫn cách trả lời những câu hỏi này.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Hoạt động 3 nhắc nhở bạn một sốđiểm cần lưu ý khi soạn câu hỏi bút vấn hầu tránh những sai sót do vô tình, hoặc do bạn còn thiếu kinh nghiệm với bút vấn.
Nhiệm vụ 3.1: Nếu đặt câu hỏi như vậy sẽ thiếu rất nhiều đáp ứng phù hợp với học sinh. Nên thêm vào dòng “các ý khác” để cho người trả lời tự ghi theo ý mình.
Nhiệm vụ 3.2: Câu hỏi chưa tính đến trong hoàn cảnh hiện nay, ở nhiều gia
đình hai thế hệ, do công việc cha mẹ không đủ thời gian lo cho con cái mà phải nhờđến người thân thuộc hoặc thuê người làm việc nhà.
Nhiệm vụ 3.3: Trong câu hỏi 4, khi liệt kê nhiều chức vụ nghĩa là người soạn câu hỏi muốn biết chức vụ cụ thể của người trả lời. Vì mẫu hỏi có thể gồm nhiều người với những chức vụ khác nhau, việc liệt kê danh sách các chức vụ là cần thiết.
Bạn cần thấy được rằng: tỉ lệ người giữ các chức vụ trong danh sách này là không giống nhau. Cho nên thông tin thu được chỉ có tính chất thống kê, để
trăm). Nếu trong đề tài muốn phân tích có những khác biệt nào không về quan
điểm, sở thích, v.v... giữa các nhóm người giữ những chức vụ khác nhau thì không đạt được sự mong muốn, vì số lượng nhóm quá nhiều, số người trong mỗi nhóm không xấp xỉ bằng nhau, v.v... Khi xử lí, bạn phải tốn thêm một số
thao tác nữa. Vì vậy, nếu không cần phải mô tả tỉ mỉ thành phần, bạn nên gộp một số chức vụđểđược các nhóm có những dấu hiệu đặc trưng hơn, như có ba nhóm: Ban giám hiệu, giáo viên, các chức vụ khác. Hoặc chỉ hai nhóm là : nhóm giáo viên và nhóm khác (không phải giáo viên). Người trả lời cũng đỡ
mất công hơn.
Nhiệm vụ 3.4: Câu hỏi 5 đã nêu rõ ràng về ý cần hỏi. Người trả lời chỉ đơn giản đánh dấu X vào các ô tương ứng. Tuy nhiên, khi xử lí thì không đơn giản. Nếu muốn biết có bao nhiêu giáo viên đã dạy nhiều lớp, phải đếm theo kiểu : đã dạy chỉ một lớp, dạy hai lớp, ba lớp v.v... mà không quan tâm đến những lớp nào. Còn nếu cần đếm coi có bao nhiêu người đang dạy lớp một, hai, ba, v.v... thì sẽ bị trùng lắp ở những người đã dạy lớp một, lớp hai, lớp ba, v.v... Tổng cộng sẽ là con số lớn hơn số người được khảo sát.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 4
Xem thông tin cho hoạt động 4.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 5
Nhiệm vụ 5.1: Những điểm giống nhau giữa bút vấn và phỏng vấn: cả hai đều dùng để thu thập dữ kiện. Các yêu cầu về soạn câu hỏi để tránh thiên vị, về
chọn mẫu, về tính tin cậy, v.v... là như nhau.
Điều khác biệt : thu thập thông tin trực tiếp (mặt đối mặt) hay gián tiếp. Trực tiếp khi phỏng vấn có thể ghi nhận những phản ứng của người trả lời (bình tĩnh, tự tin hay lúng túng, từ chối trả lời trước một câu hỏi). Gián tiếp với bút vấn: người trả lời cảm thấy không bị kiểm soát, tự do trả lời hơn. Tuy nhiên, cũng có thể bị trả lời dối. Hoặc không thể hỏi thêm điều gì ngoài thông tin trên bản trả
lời.
Ngoài ra, phỏng vấn không thể lấy mẫu lớn trong khi bút vấn thì có thể. Với trẻ
em, người không thểđọc viết (mù chữ, khuyết tật, ...) thì phỏng vấn thích hợp hơn.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 6
Nhiệm vụ 6.1: Những kết quả nghiên cứu của tâm lí học cho biết: Khi nghe, người ta không phản ánh đúng vào trí não những gì nghe được mà thường chỉ
nghe những gì người ta muốn nghe và bỏ ngoài tai những điều trái với kinh nghiệm, định kiến, ước mơ, nguyện vọng của họ. Vì vậy người phỏng vấn có thể
bỏ qua rất nhiều chi tiết quan trọng trong những thông tin do người được phỏng vấn cung cấp. Mặt khác, lại rất dễ thiên vị, có thể nhận thức sai lệch ý nghĩa các câu trả lời của người được phỏng vấn.
Do vậy, “phải biết nghe” hoặc “nghe một cách khách quan, vô tư” là một yêu cầu bắt buộc, một đặc điểm không thể thiếu của người phỏng vấn.
Người biết nghe là người luôn có ý thức cao, không thiên vị, biết né tránh ảnh hưởng của kinh nghiệm bản thân, những mong đợi phù hợp với mình trong khi nghe, cẩn thận trước khi đưa ra những nhận định hay kết luận. Người phỏng vấn “biết nghe” luôn cảnh giác, cố gắng thu nhận thông tin một cách trung thực.
Nhiệm vụ 6.2: Để tránh những thiên vị, tốt nhất người nghiên cứu không nên làm công việc phỏng vấn. Nên huấn luyện một số người có kĩ năng phỏng vấn
để làm công việc này.
– Điểm lợi nếu người nghiên cứu tham gia phỏng vấn:
+ Người nghiên cứu biết rõ mục đích nghiên cứu, luôn quan tâm đến những nội dung có thể giúp họ kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu.
+ Khi tham gia phỏng vấn, người nghiên cứu có thể bắt gặp nội dung cần cho
đề tài, hỏi thêm các chi tiết để làm rõ hơn. – Điểm bất lợi:
+ Sự thiên vị trong khi phỏng vấn là khó tránh.
+ Sự ảnh hưởng qua lại giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Những kinh nghiệm, uy tín, sự quen thuộc của người nghiên cứu có ảnh hưởng đến người được phỏng vấn. Một số thông tin thu thập có thể kém tin cậy, thiếu khách quan, do người được phỏng vấn chịu ảnh hưởng hay muốn “giúp đỡ” người nghiên cứu.
Nhiệm vụ 6.3: Những cách có thể thực hiện để khắc phục thiên vị, tránh ảnh hưởng qua lại giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn:
– Thực hiện phỏng vấn lặp lại lần thứ hai trên một số người trong mẫu. – Sử dụng những người phỏng vấn khác.
– Đối chiếu các biên bản của những lần phỏng vấn.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 7
Xem thông tin cho hoạt động 7.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 8
Bạn cần lưu ý gì khi phỏng vấn ?