Thông tin cho hoạt động 4: (5 phút)

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - GIÁO DỤC doc (Trang 30 - 31)

Các dụng cụ đo lường đóng một vai trò thiết yếu trong việc xác lập các giá trị

của đồ vật, tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong các quan hệ mua bán, trao đổi. Hãy

điểm qua vài ví dụ:

– Bạn cần biết chiều cao của mình có đạt tiêu chuẩn “người mẫu thời trang” hay không ? Bạn cần phải có một cái thước (mét) để đo, sau đó đối chiếu số đo của mình với tiêu chuẩn chiều cao của người mẫu.

– Để người mua tin rằng họ đã trả tiền cho đúng một kg thịt, người bán phải dùng cái cân (với quả cân 1 kg) để “đo” miếng thịt.

– Muốn xếp anh A vào nhóm người giàu có, cần phải biết anh có bao nhiêu tiền, vàng hoặc nhà cửa, trâu bò, hoặc các giá trị khác được đem ra so sánh, v.v...

Qua ba trường hợp nêu trên, cái thước, cái cân, số lượng tiền, vàng hay nhà cửa là những thước đo đã phổ biến, dễ thấy, dễ sử dụng. Tính tin cậy của dụng cụ

này đã được công nhận.

Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, phần lớn chưa có sẵn những thước đo cho người nghiên cứu sử dụng. Trong khi đó, thực tiễn giáo dục đặt ra nhiều vấn đề

phải chứng minh, phải lượng hoá. Chẳng hạn:

– Giáo viên cần chứng minh việc giảng dạy của mình đã đạt hiệu quả mong

đợi ? (dùng thước nào đểđo hiệu quả ?)

– Nhà tâm lí học đang muốn biết hứng thú học tập của học sinh có được tăng lên khi thay sách giáo khoa mới ? (cần đo hứng thú học tập để biết có gia tăng không).

– Nhà quản lí giáo dục muốn chứng tỏ rằng “nhờ tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục, chỉ số phát triển trí tuệ học sinh những năm gần đây đã tăng lên so với mười năm trước”, v.v... (cần đo chỉ số phát triển trí tuệ, hoặc chỉ số thông minh IQ).

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - GIÁO DỤC doc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)