– Chọn mẫu nghiên cứu là gì ?
+ Trước hết cần biết hai khái niệm: dân số và mẫu. Theo nghĩa thường hiểu, dân số là một tập hợp rất đông đảo người sống trong một không gian địa lí nhất định vào một thời điểm nào đó. ?Mẫu là một phần của dân số. Các phần tử trong mẫu tạo thành một tập hợp con của dân số.
+ Chọn mẫu là lấy ra một số hữu hạn các phần tử trong một dân sốđã được xác
định, coi như phần đại diện cho dân số đó. Có nhiều cách chọn mẫu khác nhau.
– Vì sao phải chọn mẫu nghiên cứu ?
+ Trước hết, chắc bạn cũng nhận thấy rằng với một dân số rất đông, việc nghiên cứu trên dân số là không thể. Chẳng hạn, muốn tìm hiểu khả năng quan sát của học sinh lớp bốn. Tuy số học sinh lớp bốn trong dân số thuộc một thành phố hay một khu vực là số hữu hạn, nhưng cũng rất lớn. Không có
đủ người và thời gian để nghiên cứu, theo dõi tất cả học sinh.
+ Thứ hai, quan trọng hơn là, thông thường người ta hay đánh giá hoặc nhận xét các sự vật, hiện tượng và con người thông qua một số hữu hạn các dấu hiệu biểu hiện, dựa vào một số trường hợp tiếp xúc hay quan sát được. Ví dụ: Có một kết luận: “Tỉ lệ % học sinh giỏi ở các trường thuộc vùng ngoại thành ít hơn các trường nội thành”. Kết luận vừa nêu sẽ là chính xác nếu thực hiện trên toàn dân số học sinh bằng cách thống kê số lượng học sinh giỏi của tất cả trường thuộc nội thành, của tất cả trường ngoại thành. Sau đó đối chiếu hai tỉ
lệ % của hai nhóm trường này. Thực tế, người nghiên cứu có thể gặp trở ngại, khó thực hiện điều đó. Vì vậy chỉ so sánh hai tỉ lệ % căn cứ vào số lượng học sinh giỏi ở một số trường (được chọn đại diện) trong hai khu vực, tại một thời
điểm nào đó.
Tuy gọi là đơn giản, nhưng bạn có thể chọn mẫu từ dân số hàng nghìn người. Có thể áp dụng vài cách sau: + Chọn mẫu bằng cách rút thăm. + Chọn mẫu dựa vào các số ngẫu nhiên. + Chọn mẫu theo hệ thống. Nhiệm vụ Nhiệm vụ 5.1: Làm việc cá nhân (10 phút).
Rút thăm chọn 3 trong số 10 học sinh để tham gia một trò chơi đố vui.
– Chuẩn bị vài tờ giấy tập học sinh. Xếp làm tư và cắt ra để có 10 mảnh nhỏ. Bạn hãy viết 10 tên học sinh, mỗi tên vào 1 mảnh giấy. Vo tròn lại, bỏ vào 1 hộp nhỏ.
– Lắc đều, sau đó lần lượt lấy ra 3 viên giấy. Những học sinh có tên trong 3 mảnh giấy đó sẽđược chọn.
Nhiệm vụ 5.2: Làm việc cá nhân (10 phút).
Thực hiện lần lượt ba bước sau để chọn mẫu dùng số ngẫu nhiên.
– Lập danh sách học sinh một trường (hay nhiều trường), không cần theo thứ
tự chữ cái. Mã hoá tên học sinh thành một con số bằng cách đánh số thứ tự từ đầu danh sách cho đến học sinh cuối cùng.
– Sử dụng các số trong bảng số ngẫu nhiên (kèm theo sách thống kê) hoặc các số ngẫu nhiên trong máy tính bỏ túi (calculator), hoặc dùng hàm tạo số ngẫu nhiên của một phần mềm máy vi tính (như Excel, Access, Pascal, Visual Basic). Liệt kê ra danh sách số ngẫu nhiên chọn từ các nguồn nói trên sau khi loại bỏ các số nằm ngoài phạm vi những số bạn đã mã hoá.
– Lấy ra các tên học sinh trong danh sách có số thứ tự trùng với những số ngẫu nhiên đã liệt kê.
Nhiệm vụ 5.3: Làm việc cá nhân (10 phút).
Giả sử dân số là 8 lớp của khối lớp năm (khoảng 300 học sinh) của một trường tiểu học. Cần chọn ra một mẫu 30 học sinh tham gia vào một nghiên cứu. Thực hiện các bước liệt kê dưới đây:
– Lập danh sách các phần tử trong dân số cần chọn mẫu. Danh sách xếp theo thứ tự chữ cái trong từđiển hoặc theo một hệ thống trật tự nào đó định trước. – Xác định tỉ số chọn mẫu: Trong ví dụ này, tỉ số là 30/300 = 1/10.
– Hãy chọn một vị trí nào đó trong danh sách. Đó là người đầu tiên. Kế tiếp cứ
10 người thì chọn 1, tiếp tục cho đến khi duyệt qua hết danh sách. Những người được chọn ra sẽ tham gia vào mẫu.