Lập dàn bài cho phần câu hỏi: Bạn cần thiết lập một danh sách những ý cần

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - GIÁO DỤC doc (Trang 62)

đưa vào bản câu hỏi. Muốn vậy, hãy dựa vào mục đích của cuộc nghiên cứu và cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu để phác hoạ các ý tưởng cần hỏi. Công việc này cần nhiều thời gian và sự sáng tạo. Nên liệt kê tất cả ra giấy. Nếu có khá nhiều ý, bạn cần đọc kĩ nhiều lần, loại bỏ những ý không hợp, các ý còn lại sắp xếp chúng vào các nhóm chủđề. Mỗi nhóm sẽ gồm một số câu hỏi.

Trong nhim v 2.1, để xác định các ý cần hỏi, bạn cần phải dựa vào cơ sở tâm lí học về hứng thú. Có hai khái niệm công cụ là “hứng thú” và “hứng thú học tập”. Theo các tài liệu tâm lí học đại cương, hứng thú được coi là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Khi nói đến hứng thú tức là nói đến sự tập trung chú ý cao, sự say mê trong hoạt

động, sự gia tăng cường độ làm việc mà không mệt mỏi, tăng hiệu quả hoạt

động nhận thức. Từ các ý nêu trên, hứng thú có liên quan đến cả ba mặt nhận thức, tình cảm, và hành động. Như vậy, tìm hiểu hứng thú học tập cần định hướng vào ba mặt: mặt nhận thức về học tập; mặt tình cảm đối với học tập và mặt hành động tích cực học tập. Bản bút vấn sẽ tập trung các câu hỏi làm rõ sự

biểu hiện của ba mặt nói trên ở học sinh trong hoạt động học tập. Thành phần chính có thể là :

Nội dung 1: Học sinh nhận thức tầm quan trọng của các môn học như thế nào ? Mức độ tập trung chú ý trong từng môn học ?

Nội dung 2: Tình cảm của học sinh biểu hiện trong từng môn học ra sao ? Mức

độ yêu thích ? Các lí do yêu thích hay chán nản một môn học ?

Nội dung 3: Có những biểu hiện cụ thể gì trong hành động như sự kéo dài thời gian học tập với môn học yêu thích, sự gia tăng cường độ học tập hay làm nhiều hơn các yêu cầu của giáo viên ?

Bạn hãy tiếp tục làm rõ hơn ba nội dung trên. Hãy chỉ ra thêm những biểu hiện khác về nhận thức, tình cảm và hành động của học sinh đối với các môn học. Khi các ý càng nhiều thì bảng câu hỏi càng đầy đủ.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - GIÁO DỤC doc (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)