Thông tin cho hoạt động 2: (25 phút)

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - GIÁO DỤC doc (Trang 46 - 48)

Hoạt động 2 giúp bạn làm quen cách thức soạn một bản bút vấn. Trước hết, bạn cần biết sáu bước căn bản khi soạn một bản bút vấn:

Bước 1. Quyết định thông tin nào cần được tìm hiểu. Bước 2. Quyết định loại câu hỏi nào cần được sử dụng. Bước 3. Viết bản phác thảo lần đầu tiên của bản bút vấn. Bước 4. Kiểm tra lần nữa và sửa lại bản bút vấn. Bước 5. Thử bản bút vấn. Bước 6. Chỉnh sửa lại bản bút vấn và chỉ rõ các thủ tục sử dụng chúng. Kếđến, bạn cần biết cấu trúc của một bản bút vấn. Thông thường, bản bút vấn gồm nhiều thành phần:

– Ngay sau tiêu đề của bản bút vấn (thường thấy ghi là “Phiếu hỏi ý kiến”, “Phiếu trưng cầu ý kiến”, “Phiếu thăm dò sở thích”, v.v…) là phần giới thiệu ngắn gọn với người trả lời về mục đích của bản bút vấn, đề nghị họ hợp tác.

– Phần thứ hai hỏi một số thông tin cá nhân (người trả lời). Có nhiều người xếp phần này ở cuối cùng. Nhưng theo kinh nghiệm thu thập dữ kiện, khi để ở

cuối bản bút vấn, nhiều người trả lời đã bỏ qua những thông tin phần này, gây trở ngại cho việc thống kê, xử lí.

– Phần thứ ba gồm các câu hỏi chính, phục vụ cho nhiệm vụ của đề tài. Các trả

lời trong phần này sẽ cung cấp thông tin quan trọng để người nghiên cứu xử

lí thống kê, phân tích, đối chiếu, … hoàn thiện mục đích của cuộc nghiên cứu.

– Phần cuối cùng là lời cám ơn và chào tạm biệt.

Mỗi phần của bản bút vấn có yêu cầu riêng, bạn có thể đọc chúng trong phần “các thông tin phản hồi cho hoạt động 2” thuộc chương này.

Sau đây bạn cần làm quen với cách tạo ra câu hỏi trong bản bút vấn. Thường thấy hai loại câu hỏi trong bản bút vấn. Hãy tham khảo mục 3 trong thông tin phản hồi cho hoạt động 2 để biết thêm.

Nhiệm vụ

Nhim v 2.1: Làm việc cá nhân (ở nhà)

Bạn đang cần tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh đối với các môn học. Theo bạn, những ý nào cần đưa ra để hỏi học sinh ? Hãy liệt kê chúng ra giấy. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ này, hãy đọc phần thông tin phản hồi.

Nhim v 2.2:Làm việc cá nhân tại lớp. (15 phút)

Giả sử bạn cần tạo một câu hỏi về mức độ yêu thích của học sinh đối với một số

môn học. Bạn hãy xác định những môn học cần hỏi và các mức độ bạn muốn đề

nghị học sinh chọn. Viết ra câu hỏi đó.

Nhim v 2.3: Làm việc theo nhóm. (25 phút)

Trao đổi trong nhóm rồi viết ra các câu hỏi mở cho những ý sau: – ý thứ nhất : Hỏi học sinh sử dụng thời gian rỗi vào việc gì.

– ý thứ hai : Hỏi các lí do làm cho học sinh yêu thích một môn học. Trong câu hỏi có lời nhắc mỗi học sinh chỉ ghi tối đa 3 lí do.

– ý thứ ba : Hỏi các lí do gây chán học một môn học nào đó. Nhắc mỗi học sinh chọn ra 3 lí do ảnh hưởng nổi bật nhất.

– ý thứ tư : Hỏi học sinh về các đề nghị của em với thầy cô, Ban giám hiệu nhà trường nhằm làm tăng thêm sự yêu thích môn học.

Đánh giá hoạt động 2: (25 phút)

Câu hỏi 2.2 Kể tên hai loại câu hỏi trong bản bút vấn. Với mỗi loại, bạn hãy tự

chọn một ý cần hỏi rồi soạn một câu hỏi phù hợp với ý đó.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - GIÁO DỤC doc (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)