Sau khi phân tích và suy nghĩ về vấn đề lựa chọn, sau khi quan sát các hiện tượng liên hệ, sau khi tham khảo các kinh nghiệm và tài liệu đã có để tìm ra những giải pháp có thể chấp nhận được, người nghiên cứu khoa học có thể đưa ra một hay nhiều giả
thuyết. Một giả thuyết là một phát biểu có tính cách ức đoán, một giải pháp đưa ra để
thử nghiệm về mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến số hoặc hiện tượng quan sát (hay có khi không thể quan sát trực tiếp được như trong Giáo dục và Tâm lí ). Nhà khoa học thường phát biểu giả thuyết dưới dạng: Nếu cái này xảy ra thì sẽ có kết quả như thế
kia”. F. Engels gọi giả thuyết là “hình thức phát triển của khoa học tự nhiên còn suy nghĩ”. Trong phần dưới đây tôi xin trích một đoạn của hai nhà xã hội học Liên Xô (trước đây) viết về tầm quan trọng của giả thuyết trong các công trình nghiên cứu khoa học xã hội:
... Một trong những thiếu sót của một số công trình nghiên cứu xã hội học tiến hành trước đây ở nước ta là người ta chẳng thể rút ra những kết luận mới nào cả từ những công trình đó mặc dù là những kết luận bộ phận thôi. Những công trình này chỉ dẫn
đến những nguyên lí mà mọi người đều biết, đã từ lâu được nêu ra rồi từ chủ nghĩa Marx và tốt lắm thì nó cũng là sự minh hoạ cụ thể cho những nguyên lí đó mà thôi.
Điều đó đối với khoa học xã hội có một ý nghĩa hết sức hạn chế. Một công trình nghiên cứu vượt ra ngoài phạm vi minh hoạ trước hết gắn liền với việc đề ra những giả thuyết khoa học. F. Engels gọi giả thuyết là “hình thức phát triển của khoa học tự nhiên còn suy nghĩ” (K. Mark ? F. Engels toàn tập, tập 20, trang 555). Điều này đối với các khoa học xã hội, kể cả xã hội học, cũng đúng không kém. Trong khi đó thì chúng ta có những người trên thực tế phủ nhận quyền của các chuyên gia đề ra giả thuyết trong lĩnh vực khoa học xã hội. Người ta cho rằng những nhà kinh tế, những nhà xã hội học chỉ
cần thốt ra những chân lí đã có sẵn. Nhưng chân lí mới là kết quả của việc nghiên cứu chứ không phải là tiền đề của việc nghiên cứu. Việc phủ nhận quyền của các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học xã hội đề ra những giả thuyết khoa học đầy khoa học đó đi
đến chỗđình trệ lay lắt. Nếu chúng ta muốn chờđợi cho đến khi tài liệu được chuẩn bị
sẵn dưới dạng thuần tuý cho quy luật thì điều đó có nghĩa là tạm đình chỉ việc nghiên cứu có suy nghĩ cho tới lúc đó, và chỉ vì việc ấy chúng ta cũng sẽ không bao giờ có
được quy luật. (Ph.Côngstantinốp, V. Kenlơ, chủ nghĩa duy vật lịch sử là xã hội học mác xít, Tạp chí Người Cộng Sản (Liên Xô), số 1 − 1965, từ bản dịch trong Xã hội học, số 1 trang 80).
(Trích trong “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lí” của TS. Dương Thiệu Tống, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2002, trang 22 và 23).
Chủ đề 3