M ỗi phương pháp dạy học dẫn tới một trình độ lĩnh hội kiến thức nhất định.
2- Vài nét về hình thức tổ chức dạy học ở nhà trường tiểu học nước ta thời phong kiến
phong kiến
Hệ thống giáo dục phong kiến ở nước ta khơng phân cấp theo lứa tuổi. Các kì thi do triều
đình phong kiến tổ chức cũng khơng giới hạn tuổi tác. Nguyễn Hiền đậu Trạng Nguyên khi mới 12 tuổi và ngồi thi cùng các bậc đàn anh ba, bốn chục tuổi.
Kì thi thấp nhất được tổ chức ở tỉnh là Khảo khố, sau đến Tổng hạch.
Kì thi thấp nhất được tổ chức theo từng vùng là thi Hương. Thí sinh chỉ được dự thi Hương khi trúng Tổng hạch. Thi Hương phải qua 4 trường. Đỗđủ 4 trường được nhận học vị Tú tài. Cứ 3 Tú tài thì cĩ một Cử nhân (Hương cống). Cử nhân sẽđược vào học trường Quốc Tử
Giám.
Các kì thi được tổ chức ở Kinh đơ là thi Hội và thi Đình. Cử nhân được dự kì thi Hội tổ
chức tại Kinh đơ. Trúng thi Hội sẽđược dự kì thi Đình. Đỗ thi Đình thì tuỳ trình độ cao thấp sẽ được nhận các học vị : Trạng Nguyên, Bảng Nhỡn, Thám Hoa (đệ nhất giáp), Hồng Giáp (đệ
nhị giáp), Tiến Sĩ (đệ tam giáp). Thời Nguyễn bỏ học vị Trạng Nguyên, cĩ thêm học vị Phĩ Bảng.
Khơng phải năm nào các kì thi cũng được tổ chức. Bình thường thì ba năm mới cĩ tổ
chức kì thi Hương cho từng vùng.
Quốc Tử Giám là trường học cao cấp đầu tiên ở Việt Nam, được thành lập vào thời Lí (1070) tại Kinh đơ Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Lúc đầu, Quốc Tử Giám là nơi học cho các hồng tử và con em quý tộc. Từ năm 1253
vua Trần Thánh Tơng mở rộng trường thu nhận cả học trị giỏi thuộc các tầng lớp nhân dân. Thời Trần trường được gọi là Quốc học viện và do một viên quan Tư nghiệp đứng dầu. Đến thời Nguyễn, trường này dời vào Huế.
Cùng với hệ thống giáo dục do triều đình quản lí, cịn cĩ loại trường làng, xã của các thầy
đồ. Nhiều vịđỗđạt cao đã từ quan về quê mở trường dạy học.
Chương trình học của nền giáo dục phong kiến ở nước ta chủ yếu sử dụng 2 bộ sách kinh
điển của Nho giáo là Tứ thư và Ngũ kinh (*)
Lớp học ngày xưa Lớp học ở làng
Khoa thi Hội vào năm1919 là khoa thi cuối cùng, chấm dứt lịch sử việc học và thi theo hệ thống giáo dục phong kiến trên đất nước ta.
Tĩm lại, hệ thống giáo dục phong kiến ở nước ta chưa cĩ bậc học dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi, chưa cĩ bậc tiểu học.
______
* Ngũ kinh là 5 bộ sách được coi là kinh điển của Nho giáo do một số soạn giả Trung quốc thời cổđại, trong đĩ cĩ Khổng Tử sưu tầm và sắp xếp lại, gồm :
1. Kinh Thi (thơ) : Các bài ca dao ở thơn quê và nhạc chương ở triều đình phong kiến Trung Quốc cổđại.
2. Kinh Thư : Những điển (phép tắc), mơ (kế sách), huấn (lời dạy), cáo (lời truyền bảo), thệ (lời răn tướng sĩ và mệnh lệnh) từđời Nghiêu Thuấn đến Đơng Chu.
3. Kinh Dịch : Sách lí sốđưa ra một cách giải thích trời đất và muơn vật, cĩ từ trước đời Chu đến
đời Hán thì ghi thành sách.
4. Kinh Lễ : Lễ nghi trong gia đình, thơn xĩm và triều đình Trung Quốc thời Cổđại. 5. Kinh Xuân Thu : Sử kí nước Lỗ, được Khổng Tử san định lại theo kiểu biên niên. * Tứ thư gồm :
1. Đại học : Cuốn sách cổ cĩ nội dung giáo dục các tri thức uyên bác đủđể làm việc trị nước. 2. Luận ngữ : Cuốn sách gồm những lời nĩi và hành động của Khổng Tử do các học trị của ơng ghi lại. Sách cĩ ghi cả một số câu nĩi của các học trị của ơng. Nội dung sách đề cập đến các vấn
đề sinh hoạt của xã hội con người như vấn đề lập thân, mối quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội.
3. Mạnh Tử : Cuốn sách cổ nêu lên lập trường và quan điểm của Mạnh Tử vềđường lối trị nước, về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
4. Trung Dung : Cuốn sách cổ do Tử Tư - cháu Khổng Tử – viết, trình bày quan điểm của Khổng Tử về lẽ sống ởđời.