Tại sao màu sắc trên ảnh in không giống màu sắc trên màn hình?

Một phần của tài liệu Thế giới nhiếp ảnh kỹ thuật số (Trang 107 - 110)

Khi một hình ảnh được chuyển từ máy ảnh kỹ thuật số hay máy quét sang màn hình vi tính rồi đưa ra máy in hay đưa lên trang Web, hiện tượng lệch màu (color shift) sẽ nảy sinh bở vì mỗi thiết bị có cách xác định và hiển thị màu riêng biệt. Cũng vì lý do đó, một hình được chỉnh lý trên màn hình, đưa lên Internet và xem trực tiếp từ trang Web cũng với màn hình đó sẽ cho ấn tượng khác nhau. Cũng một hình ảnh ấy mà bạn in từ máy in của bạn thì kết quả sẽ khác với khi in từ máy in của một người khác.

Để cho màu sắc được nhất quán với mọi loại thiết bị, các chương trình quản lý màu (color management system) ra đời. Tuy vậy, màu sắc của thế giới kỹ thuật số sẽ không bao giờ chính xác hoàn toàn vì nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân ấy bao gồm:

 Máy in và màn hình luôn sử dụng hệ màu khác nhau – màn hình vi tính luôn dùng hệ màu RGB còn máy in luôn dùng hệ màu CYMK. Hệ màu RGB tạo màu bằng cách kết hợp các nguồn sáng đỏ, lục và xanh còn hệ màu CYMK lại dùng mực hay các màu nhuộm lam, vàng,

tím và đen để in lên giấy. Trước khi in, hình ảnh RGB trên màn hình phải được chuyển đổi thành CYMK và tiến trình này cho tới nay vẫn chưa hoàn thiện.

 Sự khác biệt giữa RGB và CYMK cũng dễ phân biệt như một ảnh màu chụp bằng phim dương bản và phim âm bản. Nguyên do là phim dương bản được xem với ánh sáng trực tiếp truyền đến đến mắt còn ảnh in từ phim âm bản được xem bằng ánh sáng phản chiếu từ tờ giấy. Hình ảnh hiện thị với nguồn sáng trực tiếp của màn hình bao giờ cũng có chất lượng màu sắc cao hơn hình ảnh được ánh sáng phản chiếu từ tờ giấy.

 Màn hình không bao giờ cần giải thuật hòa sắc trung gian (halftones) để tạo sắc độ vì màn hình có thể thay đổi độ đậm nhạt của màu sắc với từng pixel. Còn các máy in (ngoại trừ loại máy in màu nhuộm đã nói ở trên) đều phải dùng phương pháp dithering để tạo ảo giác với các sắc độ trung gian.

Sự cần thiết của các chương trình quản lý màu

Các chương trình quản lý màu được thiết kế nhằm giúp cho màu sắc được tái tạo được nhất quán trong khả năng cho phép suốt tiến trình chụp ảnh hay quét hình, hiển thị và in ấn. Những hệ màu như RGB và CYMK hoàn toàn phụ thuộc vào thiết bị, không thể điều khiển được vì không phải ai cũng sử dụng cùng một hiệu hay kiểu thiết bị như nhau. Do đó, các hệ quản lý màu sẽ xác định màu sắc theo các tiêu chuẩn khách quan, không phụ thuộc vào thiết bị.

Các chương trình quản lý màu sẽ căn cứ theo các hồ sơ màu của từng thiết bị (device color profile) để tạo hiệu quả màu sắc nhất quán khả dĩ. Trong hình bên ta thấy chương trình quản lý màu có thể điều phối các thiết bị không cùng chuẩn màu như màn hình Proview, máy quét Nikon và máy in Kodak...

Các chương trình quản lý màu hiện nay thường có khả năng định màu theo các tiêu chuẩn màu như chuẩn ICM (Image Color Management) của hãng Microsoft, chuẩn màu DSC (Digital Science Color) của hãng Kodak, chuẩn màu LAB của tổ chức Commission Internationale de l' Eclairage, chuẩn màu Pantone ® của công nghệ in offset, và nhiều chuẩn khác.

Tại sao lại cần đến nhiều chuẩn màu như vậy? Là nhà nhiếp ảnh, ta nhìn thấy màu sắc biến đổi khi nguồn sáng biến đổi theo chuyển động của mặt trời băng ngang bầu trời. Để xác định chính xác

màu sắc, các nhà khoa học đã dùng một công cụ gọi là quang sắc kế (colorimeter) để đo lường một nguồn sáng nhân tạo trong một điều kiện có thể kiểm soát và gán từng trị số cho từng màu sắc có thể ghi nhận được. Chính vì có nhiều cách gán trị số khác nhau mà có nhiều chuẩn màu như trên, và cho tới nay vẫn chưa có chuẩn màu nào là ưu việt cho nên mới cùng lúc tồn tại nhiều chuẩn màu như vậy.

Nhưng đã có một chuẩn màu rồi vẫn chưa hết rắc rối. Vì mỗi thiết bị sử dụng một chuẩn màu khác nhau – chẳng hạn màn hình theo chuẩn RGB còn máy in theo chuẩn CYMK – cho nên người ta phải lập ra những hồ sơ về tính năng màu sắc của từng thiết bị (gọi là device color profile) để đối chiếu sự tương đồng hay bất tương đồng giữa các hệ màu với nhau và tìm cách chuyển đổi tối ưu giữa các hệ màu này. Bên dưới là một hình minh họa cho thấy 5 màu cơ bản là đỏ (red), lục (green), xanh (blue), đen (black) và trắng (white) sẽ được xác định khác nhau như thế nào giữa 2 hệ màu RGB và CYMK.

Theo bảng đối chiếu trên, ta có thể thấy màu đỏ trên màn hình (theo hệ RGB) sẽ được gửi tới máy in như những giá trị của Red = 255, Green = 0 và Blue = 0, và máy in sẽ đối chiếu hồ sơ màu của màn hình để biết cách chuyển các trị số trên thành Cyan = 0, Magenta = 100, Yellow = 100, và Black = 0 để tái tạo được màu đỏ trên giấy in.

Chương 14:

Một phần của tài liệu Thế giới nhiếp ảnh kỹ thuật số (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)