Nguyên tắc hoạt động của máy in phun mực

Một phần của tài liệu Thế giới nhiếp ảnh kỹ thuật số (Trang 103)

Một hộp mực (ink cartridge) được gắn vào một đầu in (print head) có hàng trăm vòi phun (nozzle) nhỏ hơn sợi tóc. Số lượng và kích thước vòi phun sẽ xác định độ phân giải của máy in. Khi đầu in di chuyển qua tờ giấy, một tín hiệu số từ máy tính sẽ điều khiển từng vòi phun một khi nào sẽ tống một giọt mực ra tờ giấy. Với một số kiểu máy in, việc phun mực được thực hiện bằng những rung động cơ học. Những tinh thể áp điện (piezoelectric) sẽ thay đổi hình dạng khi có một điện thế tác động và trong quá trình đó chúng sẽ đẩy một giọt mực qua vòi phun cho tiếp xúc với tờ giấy. Mỗi pixel của hình ảnh có thể được tạo thành từ vô số giọt mục li ti như thế. Kích thước giọt mực càng nhỏ, số lượng giọt mực trên một pixel càng nhiều thì màu sắc được tái hiện càng tươi thắm và tinh tế.

Những tinh thể áp điện (piezoelectric) sẽ thay đổi hình dạng khi có một điện thế tác động và trong quá trình đó chúng sẽ đẩy một giọt mực qua vòi phun cho tiếp xúc với tờ giấy.

Kỹ thuật in phun chỉ có thể thực hiện 2 việc: hoặc là tống mực ra, hoặc là không. Các máy in phun không thể điều khiển hay kiểm soát được độ đậm nhạt (density) của từng giọt mực. Để tạo ảo giác sắc độ liên tục, diện tích phủ mực sẽ được điều tiết bằng một trong hai cách sau:

1. Trước khi in, máy in sẽ sử dụng một giải thuật phân tích hình ảnh thành những ô lưới để chuyển sự biến đổi của sắc độ thành những chấm có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, chỗ nào cần in đậm thì kích thước giọt mực phun ra sẽ được tăng lên và nhiều vùng giấy trắng được phủ mực hơn.

2. Nếu giải thuật in hỗ trợ cách in với những chấm mực nhỏ cùng kích thước thì các sắc độ đậm nhạt sẽ được xử lý bằng cách tăng hay giảm số lượng giọt mực (không thay đổi kích thước) trên cùng một diện tích in.

Một phần của tài liệu Thế giới nhiếp ảnh kỹ thuật số (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)