0
Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Đánh giá kết quả dự án.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 131 -161 )

4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải:

8.2.7 Đánh giá kết quả dự án.

- Đánh giá kết quả trong khi thực hiện. Đánh giá trong khi thực hiện dự án đặc biệt quan trọng đối với các dự án dự định đem lại một số thay đổi nhất định trong cộng đồng. Trọng tâm của việc đánh giá kết quả trong khi thực hiện dự án tuỳ thuộc loại, quy mô, và thời gian dự án gọi là tự đánh giá rồi báo cáo ( internal evaluation) hoặc bởi một cơ quan bên ngoài dự án ( external evaluation)

- Đánh giá kết quả sau khi hoàn thành. Đây là công việc xem xét kết quả toàn thể của dự án đã đạt được, bao gồm cả những ảnh hởng trực tiếp trước mắt và lâu dài. Trong công việc này những lợi ích trực tiếp cũng nh lợi ích gián tiếp và cả những ảnh hởng có hại của dự án đều phải được xem xét.

- Hai khía cạnh chính trong đánh giá đã được đề cập là ảnh hởng trực tiếp và ảnh h- ởng gián tiếp của dự án. ảnh hởng trực tiếp của dự án là những sản phẩm trực tiếp hay kết quả trực tiếp (đầu ra) của tác động (đầu vào). ảnh hởng gián tiếp là kết quả tổng thể lâu dài của dự án đối với cộng đồng và môi trờng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Một số ảnh hởng gián tiếp của dự án có thể không nhìn thấy được tức thời ngay sau khi hoàn thành thực

hiện dự án. Những ảnh hởng nh vậy chúng cũng có thể là ảnh hởng tích cực hoặc không tích cực.

Nếu dự án được thực hiện để thay đổi một số điều kiện kinh tế xã hội nhất định, việc đánh giá sẽ tiến hành so sánh thực trạng sau khi thực hiện dự án với thực trạng trước khi thực hiện dự án, được xem nh là đối chứng. Bởi vậy để có thể tiến hành đánh giá kết quả dự án cần biết được thực trạng trước khi thực hiện dự án. Việc này được làm bằng các cuộc điều tra cơ bản ban đầu. Trong nhiều trờng hợp, những thông tin được thu thập cho nghiên cứu khả năng thực thi dự án có thể được dùng làm đối chứng trong đánh giá kết quả thực hiện dự án.

Nhưng việc hết sức quan trọng là phải xác định được những chỉ tiêu (còn gọi là chỉ báo) có thể phản ánh hay đo được lợi ích, kết quả trực tiếp và các ảnh hởng của dự an, hay là những chỉ tiêu phản ánh được thực trạng vùng nông thôn. Những chỉ tiêu được chọn tuỳ thuộc loại dự án, nhưng không những phải phù hợp mục đích của dự án mà còn phù hợp thực trạng cộng đồng trước khi thực hiện dự án. Dựa trên những thay đổi của các chỉ tiêu này trước và sau khi thực hiện dự án chúng ta có thể đánh giá kết quả dự án. Trong dự án phát triển nông thôn việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu phù hợp và khả thi có ý nghĩa rất quan trọng, thông thờng là những chỉ tiêu chỉ rõ sự thay đổi tổng hợp tình hình kinh tế xã hội.

Sơ đồ sau đây mô tả khái quát việc đánh giá kết quả dự án. Mỗi một chỉ tiêu được chọn để phản ánh sự thay đổi tổng hợp tình hình kinh tế xã hội vùng nông thôn đều được xem xét theo mô hình sau:

Định Lượng

Chỉ tiêu 1

(3) Sau khi hoàn thành và d- ới ảnh hởng của dự án

(2) Sau khi hoàn thành và ngoài ảnh hởng của dự án

Chỉ tiêu 1

(1) Trước khi thực hiện dự án (Baseline Survey)

Khảo sát trơc Khảo sát sau Thời gian

Sơ đồ thiết kế đánh giá dự án: Trước - Sau dự án và có - Không có dự án.

Giải thích: + (1) là dữ liệu, thông tin cho thấy thực trạng trước khi thực hiện dự án + (2) cho thấy thực trạng khu vực ngoài ảnh hởng của dự án

+ (3) cho thấy thực trạng trong khu vực ảnh hởng của dự án

- Nếu so sánh (1) và (2) sẽ thấy tiến trình biến đổi “tự nhiên” dới ảnh hởng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung.

- Nếu so sánh (2) và (3) sẽ thấy được sự khác biệt do ảnh hởng việc thực hiện dự án đem lại.

Các bài đọc thêm

Phát triển và chuyển biến xã hội

Nguyễn Thị Oanh , Tạp chí KHPT 6 – 1993

Là hậu quả, lại đồng thời là điều kiện tiên quyết của phát triển kinh tế kỹ thuật, sự thay đổi trong xã hội hay chuyển biến xã hội là mối quan tâm hàng đầu của khoa học phát triển đứng từ góc độ xã hội.

Lịch sử phát triển để lại nhiều ví dụ về tính đa dạng và bất ngờ của hậu quả xã hội của các thành tựu kinh tế kỹ thuật. Trờng hợp thờng được nêu nên là vấn đề kế hoạch hoá sinh đẻ. Sự phát minh ra các phơng pháp ngừa thai đã đạt được mục đích của nói là kiểm soát dân số và sinh đẻ có kế hoạch là một bước tiến bộ lớn của loài người. Nhưng đồng thời xã hội phơng tây đã phải điên đầu với cái gọi là “cách mạng tính dục” đã làm xáo trộn sâu sắc nhiều mặt trong đời sống xã hội, từ quan hệ nam nữ, nếp sống gia đình cho tới những quy chuẩn đạo đức đã đứng vững hàng thế kỷ trước đó và ngày nay người ta lại càng thấm thía khi vấn đề không còn là vận động hạn chế sinh đẻ mà phải làm ngợc lại để đối phó với một dân số già nua, thiếu tay lao động… Điều này cũng diễn ra tại một số vùng đô thị hoá ở các nước XHCN. Giờ đây chính các bà trở thành nạn nhân của chính mình là đứng trước một tuổi già cô đơn hu quạnh. Và còn nhiều cái bất ngờ khác trong chuỗi dài các hậu quả xã hội của phát minh này cũng nh nhiều thành tựu kinh tế kỹ thuật lớn khác của nhân loại.

Một ví dụ thông thờng khác là quá trình đô thị hoá nhanh chóng và hỗn độn luôn luôn kèm theo các tệ nạn xã hội nh nhà ổ chuột, thất nghiệm, trộm cớp, xì ke ma tuý, mại dâm… Dĩ nhiên quy luật lợi nhuận, chủ nghĩa cá nhân ở xã hội t bản làm cho vấn đề trầm trọng gấp bội và cuối cùng đi vào bế tắc. ở các nước XHCN trên một cơ sở hoàn toàn khác biệt, với con người là mục đích của sự phát triển, với trình độ kế hoạch hoá

cao, vấn đề dân số, đô thị hoá và nhiều vấn đề khác nhau nằm trong tầm kiểm soát của xã hội. Nhưng dù sao, nếu giải quyết vấn đề một cách cơ bản thì cũng không tránh được một số hậu quả xã hội tiêu cực mà các nhà quản lý xã hội phải quan tâm.

Trên đây là nói về các nước phát triển với trình độ khoa học kỹ thuật và xã hội rất cao. ở các nước đang phát triển thì vấn đề đặt ra một cách trầm trọng và khẩn trơng hơn nhiều vì một đàng phải đẩy mạnh phát triển kinh tế kỹ thuật (với những hậu quả xã hội không lờng được) và đàng khác thì khả năng kiểm soát các quá trình xã hội rất thấp vì kiến thức xã hội thiết thực và cụ thể còn nghèo nàn và kỹ năng tổ chức gần nh không có. Chính các nước này lại phải trải qua nhiều biến động xã hội lớn nh chiến tranh, cách mạng….

Vì những lý do trên, trong lúc các nước phát triển đi tới việc dự báo xã hội để lờng trước các hậu quả xã hội của các chơng trình kinh tế kỹ thuật, nhằm tăng tối đa các hậu quả tích cực và giảm tối đa các hậu quả tiêu cực thì các nước chậm phát triển luôn luôn ở trong cái thế bị động, hứng chịu hết hậu quả này đến hậu quả khác. Những vấn đề xã hội gay gắt đang chồng chất trước mắt chúng ta đủ nói lên điều đó. Nhưng trong tơng lai nếu không làm chủ được tình hình thì một phần đáng kể những của cải vật chất do phát triển kinh tế tạo ra sẽ bị “nuốt” bởi việc giải quyết các tiêu cực xã hội. Vì vậy lờng trước hậu quả xã hội của mọi chơng trình kinh tế kỹ thuật là hết sức cần thiết và ngày nay công việc này là một bộ phận không thể thiếu vắng trong các công trình nghiên cứu khả thi của các dự án phát triển kinh tế xã hội.

Còn một lý do thứ hai khiến cho khoa học phát triển hết sức quan tâm tới chuyển biến xã hội. Xã hội luôn luôn thay đổi, những khi thì quá nhanh làm cho con người mất phơng hướng, lúc thì quá chậm, cản trở những tiến bộ cần thiết. Chính sự thay đổi quá chậm hay sức ì này là mối bận tâm lớn nhất của các nhà phát triển. Và đó cũng là đặc điểm nổi bật nhất của hiện tợng chậm phát triển. Con người vừa cần sự thay đổi lại vừa có một sức chống đối khá mãnh liệt đối với cái mới lạ,cái khác mình, cái gì không phải

đối với đổi mới” (Resistance to chưange). Chính đó là chướng ngại vật lớn nhất đối với phát triển. Sức đề kháng này có khi ý thức, ầm ĩ nhưng thờng thì nó vô ý thức, ngấm ngầm và do đó khó phát hiện, khó khắc phục. Hầu hết các cuộc nghiên cứu xã hội mở đ- ờng cho phát triển kinh tế kỹ thuật đều nhằm vào việc phá vỡ nó. Nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Thiếu kiến thức hay thông tin, thiếu giao lu văn hoá, thành kiến, thói quen, áp lực của số đông… Nhưng hơn hết người ta chống lại sự đổi mới khi nó được xem nh một “đe doạ” đối với vị trí xã hội và quyền lợi vật chất tinh thần kèm theo. Nhưng thờng thì chính những người trong cuộc cũng không ý thức về động cơ thật và chúng được chuyển hoá thành những lý do cao siêu nh cho rằng những sự đổi mới đi ngợc với truyền thống, chống lại những giá trị “đạo đức”… ở xã hội châu Âu xa kia, anh thợ thủ công phản đối chiếc máy chuyên dùng và sự phân nhỏ lao động thành những thao tác chuyên biệt không chỉ vì điều này làm mất đi niềm vui lao động sáng tạo mà vì vị trí trung tâm của anh trong xã hội đơng thời bị đe doạ. Nhưng rồi anh thợ thủ công cũng phải biến mất đi, nhờng chỗ cho nhiều ngành nghề mới cũng liên tiếp biến dạng với sự cạnh tân không ngừng của khoa học kỹ thuật. Quy luật của xã hội là nh thế và ở các nước phát triển sự chuyển biến nhanh chóng của xã hội trở thành chuyện bình thờng. Một trong các đặc điểm của con người hiện đại là sự sẵn sàng chấp nhận thay đổi trong xã hội và tự mình hay được xã hội giúp trang bị để thích ứng với sự đổi mới không ngừng đó. Một trong các hình thức trang bị đó là sự tái đào tạo (Recyclage) liên tục và ngày nay người ta còn hay đề cập tới khái niệm học hỏi, giáo dục suốt cuộc đời (Life education). Ngoài ra xã hội còn phải nghiên cứu, cải tổ các quy chế tổ chức để mỗi lần thay đổi nhiệm vụ và vị trí xã hội không kéo theo những mất mát quá lớn cho cá nhân hay làm việc cho việc về hu không phải là một thử thách quá lớn. Nhưng chủ yếu, chính bản thân từng người phải tự trang bị không ngừng để đối phó với hoàn cảnh mới, đảm nhận nhiệm vụ mới với những đòi hỏi ngày càng cao về kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Trong lúc xã hội phát triển, chuyển biến nhanh chóng, thậm trí quá nhanh chóng thì trở ngại lớn ở các nước chậm phát triển vẫn là sức đề kháng hay sức ì vừa nói trên. Du

nhập công nghiệp vào một địa phơng người ta nghĩ tới cơ sở vật chất cần thiết nh đờng xá, kho bãi, điện nước… Nhưng người ta có khuynh hướng coi thờng cơ sở tâm lý xã hội nh trình độ kỹ thuật và quản lý, phong cách lao động công nghiệp, tinh thần kỷ luật, tinh thần công ích của dân c và lãnh đạo địa phơng đó. Và chính đó là nguyên nhân dẫn đến lỏng lẻo trong quản lý, tham nhũng và phung phí tài nguyên… Nói cách khác tiền đề cho phát triển xã hội chưa có. Và đây cũng là vấn đề lớn nhất của tất cả các nước chậm phát triển. Tổ chức và quản lý xã hội không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế kỹ thuật. ở các nước phát triển sự việc diễn ra một cách “tự nhiên” và tuần tự: Cơ sở vật chất phát triển trước và một cách tuần tự kéo theo những thay đổi trong nhận thức và hành vi con người. ở xã hội chậm phát triển thì không những cơ sở vật chất chưa có đủ mà t tởng, thói quen phong cách làm ăn lạc hậu còn hạn chế trong phát triển kinh tế kỹ thuật một cách trầm trọng. Tạo các tiền đề xã hội cho phát triển trong hoàn cảnh cơ sở vật chất còn hạn chế chính là nỗ lực của khoa học xã hội ứng dụng vào công tác phát triển. ở đây đặt ra, bằng ngôn ngữ kỹ thuật của khoa học phát triển chúng tôi chỉ minh hoạ nguyên lý “tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng” đó thôi. Và chúng ta đang bàn về cuộc cách mạng văn hoá t tởng. Tuy nhiên khi bàn đến nó người ta thờng chỉ nghĩ đến những hoạt động văn học nghệ thuật hay những hình thức giáo dục tuyên truyền cổ điển. Nhưng ngày nay khái niệm “kế hoạch hoá sự thay đổi” (The planning of chưange) đã trở thành thông dụng. Người ta tìm cách tác động có hệ thống vào xã hội với mục đích đạt được những hiệu quả nhất định nào đó và trên một bình diện rộng lớn. Chơng trình xoá nạn mù chữ ở các nước mới dành độc lập là một ví dụ tiêu biểu. Việc thứ hai là một chính sách quốc gia cụ thể về truyền thông đại chúng và tăng cờng giao lu văn hoá (trong nước giữa nông thôn và thành thị hay với nước ngoài). Việc đầu tiên của công tác phát triển là tạo lập tinh thần sẵn sàng chấp nhận sự hay đổi, sự tiến bộ. Các chơng trình truyền thông đại chúng không chỉ nhằm cung ứng kiến thức và thông tin mà còn có một tác dụng khác là tạo sự “quen mắt” với cái mới (thuật ngữ chuyên môn gọi là “exposure” - một sự phơi bày, một trình trạng tiếp xúc thờng xuyên). Nếu ta thờng tiếp xúc với cách sống, với những nền

tuyệt đối hoá những thói quen, tập quán của ta và cho rằng chỉ cái đang có mới tốt nhất, đúng nhất từ đó ta sẽ dễ dàng chấp nhận sự đổi mới trong nếp sống văn minh, trong khoa học kỹ thuật, phong cách lao động, quản lý… Thờng thì những chính sách này được nghiên cứu rất kỹ trên cơ sở khoa học, được điều tiết đúng liều lượng vì ít qúa thì không có tác dụng, nhiều quá sẽ làm gia tăng nhu cầu và kỳ vọng, nếu không đáp ứng được thì lại gây bất mãn. Thiết nghĩ không quốc gia nào muốn hiện đại hoá mà không nghĩ tới việc tăng cờng giao lu văn hoá và truyền thông đại chúng, nhưng hai chữ kế hoạch hoá nhấn mạnh đây là một việc làm cho nghiên cứu kỹ và có sự đầu t đúng mức.

Trong các chơng trình phát triển nông thôn những hình thức “exposure” khác thờng được sử dụng là những chơng trình điểm, những chuyến tham quan du lịch tổ chức rộng rãi cho nông dân vì “trăm nghe không bằng một thấy”. Nông dân Nhật Bản không những tham quan trong nước mà trong mùa nghỉ người ta còn thấy những tập thể nông dân Nhật đi khắp các nước á châu. Trong các chơng trình việc trợ kỹ thuật, một ngân sách khá lớn được dành cho các chơng trình tham quan. Các cơ quan viện trợ biết rõ là tác dụng thu thập kiến thức có khi chẳng là bao nhưng tác dụng “mở não” vô cùng quý giá cho tiến trình hiện đại hoá.

Tuy nhiên tăng cờng thông tin, mở mang kiến thức chỉ mới là bước đầu, các khoa học về hành vi con người nhắc nhở rằng từ hiểu biết tới hành động còn một khoảng cách khá dài. Và chính sự thay đổi trong hành vi mới là điều mong muốn cho phát triển. Nếu chỉ cần được giải thích, nhắc nhở mà người khác hành động theo ý ta thì mọi sự dễ dàng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 131 -161 )

×