Giáo dục cộng đồng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 65 - 67)

4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải:

3.3.Giáo dục cộng đồng

GDCĐ là giúp cho một cộng đồng được trang bị tốt hơn kiến thức, ý thức, thái độ và năng lực để hành động chung, hành động cộng đồng để giải quyết những vấn đề của mình. Nó không chỉ đơn thuần là giáo dục công dân hay nâng cao ý thức cho những cá nhân riêng lẻ. Hai khái niệm chủ yếu trong GDCĐ là xây dựng năng lực (capacity builidng) và tạo sức mạnh (empowerment) cho người dân. Không chỉ hiểu biết có khả năng, kỹ năng tác động vào hoàn cảnh sống, người dân phải liên kết với nhau để tạo thành sức mạnh. GDCĐ là để biến đổi xã hội trong cộng đồng.

* Đối tợng học là thành viên tham gia vào chơng trình phát triển, nhưng học viên cần được chọn lọc và triệu tập đúng với yêu cầu của chơng trình. Có những lớp cho thành niên, cho các bà mẹ, phụ lão, các lãnh tụ cộng đồng…

* Học bằng cách thực hành. Hình thức học cao nhất là chính trong hành động có rút kinh nghiệm, có đánh giá, phân tích, phê phán việc đã làm. Học là một chuỗi dài t duy –

Con người, tự bản tự bản thể luôn có thiên hướng học tập qua việc phát triển và giải qiuyết vấn đề, quan sát các cá thể khác, nhờ sự giúp đĩ của bạn bè và đồng nghiệp, và tiếp cận những kinh nghiệm được lu lại của nhân loại nh sách vở, những câu chuyện, TV hay truyền thanh.

Trong khi nhiều người liên hệ khái niêm học tập với đào tạo trờng lớp, thực ra hầu hết quá trình học tập lại diễn ra bên ngoài trờng lớp, vì mỗi cá nhân đều phải trải qua thử thách hàng ngày họ phải đổi diện trong cuộc sống và công việc.

Người lớn, so với trẻ em, học tập nhiều hơn qua kinh nghiệm. Người lớn luôn hướng đến việc học thêm những điều họ cho là có ích cho việc thực thi những nhiệm vụ của mình, hoặc để giải quyết những vấn đề mà họ phải đối mặt trong cuộc sống. (theo Malcolm Knowles, một trong những nhà sán lập các lý thuyết căn bản về đào tạo cho người lớn). Đâu cũng là nguyên tắc chung đối với từ người dân thôn bản, nông dân cho đến cán bộ nhà nước và cán bộ hành chính, đến đại diện của các tổ chức lớn hay các chính trị gia .v…

Điều này mang một ý nghĩa đáng kể trong việc xác định cách thức làm việc với học viên của một giảng viên hay một giáo viên. Thay vì giảng bài và truyền đạt thông tin theo những cách thức truyền thống, người giáo viên phải công nhận những kinh nghiệm của học viên và biết tin cạy, dựa vào kiến thức cũng nh quyền được u tiên của họ. Trong số các nguyên tắc chung, hai nguyên tắc quan trọng nhất là: tạo điều kiện cho các học viên trao đổi kinh nghiệm và tạo cơ hội để học viên thu nhận những kinh nghiệm mới thông qua các bài tập thực hành trên lớp và đào tạo lại chỗ (nh ngày trên đồng ruộng hay rừng của người nông dân).

Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng việc tiếp thu một kiến thức phụ thuộc vào hình thức học.

***** Hình (52) Do đó, các nguyên tắc đào tạo hiệu quả là:

→ Hỗ trợ việc trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên (ví dụ nh những nhóm làm việc, hay thảo luận theo nhóm).

→ Tạo cơ hội nắm bắt được những kinh nghiệm mới (các bài tập thực hành, các chuyến thăm thực địa).

→ Suy ngẫm về những kinh nghiệm đã đạt được và những gì chúng ta có thể học hỏi được từ chính những kinh nghiệm đó (phần bài giảng về suy ngẫm và đóng góp ý kiến phản hồi).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 65 - 67)