Tổ chức quản lý HTX trong nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 103 - 106)

4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải:

6.5.Tổ chức quản lý HTX trong nông nghiệp, nông thôn

nhiên, để kinh tế HTX phát huy được tính u việt của nó, cần phải lựa chọn các mô hình HTX phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế xã hội của nông nghiệp, nông thôn. Cần xác định hình thức tổ chức và quản lý có hiệu quả theo từng mô hình HTX lựa chọn. Về lựa chọn mô hình các HTX: Từ việc nghiên cứu các đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn, chúng ta đã xác định một hệ thống các HTX với các mô hình sau:

HTX nông nghiệp làm dịch vụ: Về mặt hình thức, đây là tổ chức kinh tế trong nông nghiệp được tách hẳn để làm chức năng dịch vụ nông nghiệp, bao gồm: Dịch vụ các yếu tố đầu vào (các HTX cung ứng vật t) , dịch vụ các quá trình tiếp theo của sản xuất nông nghiệp (của HTX làm đất, tới nước, bảo vệ thực vật…) dịch vụ quá trình tiếp theo của sản xuất nông nghiệp (các HTX chế biến và tiêu thụ sản phẩm). Về thực chất các HTX loại này được tổ chức với mục đích phục vụ cho khâu sản xuất nông nghiệp cuả các hộ nông dân. Vì vậy, sự ra đời của các HTX dịch vụ hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu khách quan của sản xuất nông nghiệp. Trong đó đặc điểm sản xuất của ngành, trình độ sản xuất của các hộ nông dân chi phối một cách trực tiếp nhất. Tuy nhiên, phải tuỳ theo tính chất của từng ngành, từng mức độ, yêu cầu của hợp tác và phân công lao động để lựa chọn các hình thức HTX cho thích hợp. Bởi vì, ngay mô hình HTX dịch vụ cũng được phân thành nhiều hình thức: HTX dịch vụ chuyên khâu và HTX dịch vụ tổng hợp. HTX dịch vụ chuyên khâu là các HTX chỉ thực hiện chức năng dịch vụ một khâu cho sản xuất nông nghiệp. Bao gồm:

- HTX dịch vụ thuỷ nông - HTX dịch vị điện nông thôn - HTX cung ứng vật t

- HTX tín dụng nông nghiệp

- HTX tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…

HTX dịch vụ tổng hợp là các HTX thực hiện chức năng dịch vụ nhiều khâu cho sản xuất nông nghiệp, đôi khi cả cho đời sống nông dân.

HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ: Các HTX loại này thờng dới dạng các HTX chuyên môn hoá theo sản phẩm. Đó là các HTX dịch vụ chuyên ngành gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Trong đó, trực tiếp sản xuất là hộ nông dân, HTX hợp đồng bao tiêu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ: các HTX sản xuất rau, HTX sản xuất sữa … ở Việt Nam, các HTX nông nghiệp trong quá trình chuyển đổi tồn tại dới hình thức này là chủ yếu, bởi vì tính chủ động, độc lập của người nông dân chưa được xác lập một cách đầy đủ. Đa số các HTX, hộ vẫn phải đóng quỹ theo mức tiêu thụ trên đầu diện tích được giao để tạo nguồn trả thù lao cho Ban quản lý HTX. Nếu thiếu nguồn này, các HTX không được cơ sở kinh tế để tồn tại.

HTX sản xuất nông nghiệp thuần tuý: HTX loại này giống nh sau HTX nông nghiệp ở nước ta trước khi đổi mới. Tức là, những người sản xuất liên kết với nhau ở khâu sinh học của sản xuất nông nghiệp với mục đích tạo ra qui mô sản xuất thích hợp nhằm chống lại sự chèn ép của t thơng, tạo ra những u thế mới ở những ngành khó tách riêng nh chăn nuôi cá ở các hồ đầm lớn…

Với những hình thức HTX trên, cần lựa chọn mô hình phù hợp với đặc điểm của ngành, trình độ sản xuất của các hộ nông dân và đặc thù ở từng địa phơng. Mô hình đó hoạt động sẽ có hiệu quả. Một mô hình có hiệu quả được biểu hiện trên các mặt sau:

Về tổ chức: Phải có xã viên rõ ràng. Sự rõ ràng về xã viên thông qua sự tự nguyện, cho phép HTX xác định rõ đối tợng phục vụ. Bởi vì, mục tiêu của tổ chức HTX là phục vụ cho sản xuất của các hộ nông dân. Các thành viên tham gia trực tiếp các hoạt động của HTX, đồng thời lại phục vụ chính những hoạt động sản xuất của gia đình mình. Vì vậy nếu không xác định rõ đối tợng phục vụ sẽ rất dễ có những thiên vị trong phục vụ. Thực tế hoạt động của các xã viên ở các khâu HTX đảm nhiệm trong thời kỳ khoán sản phẩm chứng minh điều này rất rõ. Phải có một tổ chức rõ ràng, hợp lý. Sự rõ ràng của tổ chức bao gồm: Về mặt pháp lý, về cơ cấu tổ chức, về chức năng hoạt động … điều này cho phép HTX hoạt động vừa thông suốt, vừa có hiệu quả cao. Phải có bộ máy gọn nhẹ, có

hiệu lực, được phân định rõ ràng theo từng chức năng công tác. Đặc biệt, phải có một đội ngũ cán bộ vừa có năng lực, trình độ vừa nhiệt tình với công việc chung.

Về quản lý: HTX phải xây dựng được kế hoạch hoạt động và thực sự hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng. Phải quản lý vốn và tài sản chặt chẽ. Thực hiện chế độ kế toán mới, xử lý lãi, lỗ rõ ràng công khai.

Đánh giá hiệu quả hoạt động :

Hiệu quả về mặt kinh tế: Đối với HTX, phải bảo toàn được vốn, tăng qui mô quỹ, đảm bảo cổ tức. Không những vậy HTX phải đảm bảo cho những thành viên tham gia trực tiếp các hoạt động của HTX có mức thu nhập hợp lý, các thành viên đóng góp cổ tức phải có mức lãi tức ít nhất bằng mức lãi tiền gửi ngân hàng. Đối với xã viên, hoạt động của HTX phải có sự hoạt động tích cực: sản xuất và thu nhập của hộ nông dân xã viên phải tăng so với điều kiện không tham gia HTX.

- Hiệu quả về mặt xã hội: Mục địch thành lập các HTX NN là để trợ giúp cho hoạt động của hội nông dân. Vì vậy, vấn đề chủ yếu là xem xét sự tác động của HTX đến hộ nông dân. Nhưng cũng không thể coi nhẹ hiệu quả về mặt xã hội của nó. Hiệu quả xã hội trong hoạt động của qui mô HTX NN được xem xét ở sự tác động của nó đến các mặt nh: xây dựng các cơ sở hạ tầng, thực hiện xoá đói giảm nghèo thông qua sự tác động của nó đến phát triển kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế … đối với nhà nước, thể hiện ở việc đảm bảo lợi ích đối với nhà nước thông qua các khoản đóng góp theo qui định và luật định.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 103 - 106)