Sự thamgia của cộng đồng vào phát triển

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 60 - 65)

4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải:

3.2.Sự thamgia của cộng đồng vào phát triển

Một nội dung quan trọng trong PTCĐ và PTTN là “sự tham gia của người dân”, là một thành tố chính của phát triển trong thời gian gần đây vì nhiều lý do. Mộtu là, sự tham gia của quần chúng là phơng tiện hữu hiệu nhất để huy động tài nguyên địa phơng, tổ chức và tận dụng năng lực sự khôn ngoan, tính sáng tạo của quần chúng vào các hoạt động phát triển. Hai là, nó giúp xác định nhu cầu tiền khởi của cộng đồng và giúp tiến hành những hoạt động phát triển đê đáp ứng những nhu cầu này. Quan trọng hơn cả là sự tham gia của quần chúng giúp cho dự án hay hoạt động được công nhận, khuyến khích người dân tham gia thc hiện, và đảm bảo khả năng bền vững. Kinh nghiệm gần đây trong những hoạt động phát triển cho thấy rằng có một mối liên hệ quan trọng giữa mức độ và cờng độ tham gia của người dân với sự thành công của những hoạt động phát triển.

Sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện một hoạt động nào đó. Hàng ngày con người “tham gia” vào sự phát triển địa phơng thông qua cuộc sống gia đình, các hoạt động sinh kế và trách nhiệm đối với cộng đồng. Không có một ví dụ đơn lẻ đúng đắn nào về sự tham gia. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động và mức độ của sự tham gia luôn là sự lựa chọn của các cá nhân. Theo nghĩa chung nhất, sự tham gia là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động có vai trò ngày càng cao vào quá trình phát triển ộng đồng từ việc xác định vấn đề đến việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đánh giá các hoạt động nâng cao đời sống cộng đồng và bảo đảm sự phân chia công bằng lơị ích của sự phát triển.

Tại sao phải tham gia: Sự tham gia là đầu vào cần thiết nhằm tạo cơ hội thành công cho những sáng kiến về phát triển. Không những thế, sự tham gia và tiến trình tham gia bản thân nó đã là một mục tiêu và không đơn giản chỉ là một phơng tiện để đạt được các mục tiêu phát triển. áp dụng phơng pháp tham gia sẽ tạo ra nhiều lợi ích có ý nghĩa đối với PTCĐ, những lợi ích đó là:

+ Nâng cao ý nghĩa về sở hữu trong các sáng kiến về PTCĐ ở địa phơng + Nâng cao hiệu suất và năng suất (lợi ích lớn hơn trên một đơn vị nguồn lực). + Tăng cờng việc xem xét các tác động

+ Nâng cao tính công bằng và tính tự quyết định.

+ Tăng cờng khả năng tiếp tục, duy trì sau khi dự án hỗ trợ kết thúc. + Tăng cờng chia sẻ chi phí và tính hiệu quả của sáng kiến phát triển.

+ Nhấn mạnh các hình thức phi bạo lực của những hoạt động và thay đổi xã hội. + Coi trọng nhu cầu và quyền lợi của con người.

Tuy nhiên sự tham gia bản thân nó cũng gặp phải các vấn đề và những yêu cầu:

+ Cơ quan trung ơng hay địa phơng có thể chưa tin vào nhận thức và năng lực cộng đồng dẫn đến trở ngại cho việc phân cấp và trao quyền.

+ Đòi hỏi nhiều thơi gian để các bên liên quan có thể tham gia và xây dựng năng lực cho nhóm người này nhằm có được lợi thế trong phơng pháp tham gia.

+ Tăng cờng thêm chi phí lập kế hoạch, điều phối thực hiện hoạt động. + Làm tăng phức lợi của các giải pháp là kết quả của quá trình thích ứng.

Đánh giá mức độ tham gia dựa vào các chỉ tiêu được chấp nhận hoặc tiêu chí phản ánh của sự tham gia. Một số chỉ tiêu được sử dụng phổ biến bao gồm:

+ Thời gian tham gia (khi nào sự tham gia bắt đầu) Có thể thực hiện sự tham gia tại bất kỳ giai đoạn nào của chu trình dự án, song sự tham gia cao nhất phải có trong tất cả các thời kỳ của dự án.

+ Ai là người tham gia. Đó có phải là các quan chức địa phơng, chỉ là nam giới, những người có học vấn, những người sống gần vung trung tâm của làng nhất, ai là những người tham gia ? Những câu hỏi này gợi ra một điểm vô cùng quan trọng về tính công bằng của sự tham gia.

+ Quy mô của sự tham gia. Số người tham gia trong các hoạt động, và cả chỉ tiêu định lượng về thời gian, về sự đóng góp …

+ Mức độ kiểm soát việc ra quyết định liênquan đến hoạt động cộng đồng/ hộ gia đình hoặc cá nhân. Ai là người khởi xớng dự án ? Nhu cầu của ai đang được thoả mãn, bản thiết kế dự án của người nào sẽ được sử dụng ? Ai sẽ là người giám sát nguồn lực ? Ai sẽ là người xem xét xu hướng phát triển của dự án ? Những câu hỏi này xác định mức độ mà các thành viên (ai, số lượng) trong cộng đồng có quyền kiểm soát hoặc được tăng quyền lực. Với những chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá tổng quan về mức độ tham gia được tiến hành trong dự án hoặc một hoạt động.

Phân loại Mô tả thành phần và hình thức tham gia

1. Tham gia bị động

Mọi người tham gia được cho biết cái gì sẽ xảy ra, hoặc đã xảy ra. Chỉ là sự thông tin một cách đơn phơng của các cơ quan hành chính hay cơ quan quản lý.

2. Tham gia bằng cách cấp

thông tin

Mọi người tham gia bằng cách trả lời các mẫu câu hỏi do các nhà nghiên cứu đa ra, sử dụng các phiếu điều tra hoặc những cách tiếp cận tơng tự.

3. Tham gia bằng cách tham

vấn

Mọi người tham gia bằng cách tham vấn. Những người bên ngoài lắng nghe các quan điểm và xác định vấn đề và giải pháp đồng thời sửa đổi chúng theo phản ứng của mọi người.

4. Tham gia do vật chất

Mọi người tham gia bằng cách cung cấp nguồn lực, ví dụ, lao động để được cấp lơng thực hoặc khuyến khíc vật chất.

5. Tham gia mang tính chất

chức năng

Mọi người tham gia bằng cách xây dựng các nhóm nhằm thoả mãn mục tiêu dự án liên quan đến sự phát triển hoặc thúc đẩy những tổ chức xã hội được khởi xớng từ bên ngoài. Những tổ chức này có khuynh hướng phụ thuộc vào những người khởi x- ớng và hướng dẫn từ bên ngoài, song có thể trở thành tự lập. 6. Sự tham gia

có tác động qua lại

Mọi người tham gia vào phân tích để xây dựng kế hoạch hành động và thiết lập nên các tổ chức mới ở địa phơng hoặc củng cố các tổ chức đã có từ trước. Các nhóm này kiểm soát những quyết định của địa phơng do đó mọi người sẽ có những đóng góp của riêng mình vào việc duy trì cơ cấu hoặc thực hành. 7. Tự vận động Mọi người tham gia bằng cách tự khởi xớng độc lập với các tổ

chức ở bên ngoài để thay đổi các hệ thống. Họ hình thành hợp đồng với các tổ chức bên ngoài để có được nguồn lực và cố vấn kỹ thuật mà họ cần, nhưng vẫn duy trì sự kiểm soát cách sử dụng các tài nguyên

Phân loại Mô tả thành phần và hình thức tham gia

Bằng hợp đồng Các nhà khoa học hợp đồng với nông dân để họ cung cấp đất đai và dịch vụ.

Bằng t vấn Các nhà khoa học t vấn cho nông dân về các vấn đề của họ và sau đó đa ra giải pháp

Bằng cộng tác Các nhà khoa học và nông dân hợp tác với nhau nh là các đối tác trong tiến trình nghiên cứu

Bằng cách phối hợp

Các nhà khoa học làm việc nhằm nâng cao những nghiên cứu không chuyên của nông dân và hình thành hàng loại các hệ thống phát triển ở nông thôn.

Những trở ngại trong khi tham gia: Có rất nhiều nhân tố có thể thúc đẩu sự tham gia hoặc là cản trở nó. Những nhân tố có thể là nhân tố bên ngoài cộng đồng nh loại nhân tố thuộc hệ thống chính trị, hoặc cũng có thể là nhân tố bên trong nh các phong tục văn hoá địa phơng. Oakley (1991) xác định 3 loại trở ngại chính đối với sự tham gia.

* Trở ngại chính trị có thể xuất hiện ở những quốc gia kế hoạch tập trung hoặc trên thực tế ở các chế độ độc đoán. Sự tham gia tăng quyền lực những nhóm người địa phơng theo hướng đi của chính mình tạo nên sự nhạy cảm.

* Trở ngại chính trị, những hệ thống hành chính mang tính tập trung cao và phụ thuộc vào cách tiếp cận lập kế hoạch trên xuống và kế hoạch rập khuôn hỗ trợ cho tiếp cận tham gia.

* Trở ngại về văn hoá, xã hội và lịch sử có thể trở thành những thách đố to lớn đặc biệt là đối với câu hỏi “ai tham gia”. Để có được sự tham gia công bằng của các nhóm bị thiệt thòi (nh phụ nữ, dân tộc thiểu số, những người thất học .v.v..) thì càng phi nỗ lực xác định các phong tục văn hoá hạn chế tham gia của các nhóm này.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 60 - 65)