THÁCH THỨCVÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 30 - 50)

4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải:

2.4.THÁCH THỨCVÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Ở VIỆT NAM

Kể từ ngày cải tổ kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Sản lượng nông lâm thuỷ sản tăng nhanh, không những đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Xuất khẩu nông nghiệp đã trở thành nguồn thu ngoại tệ đáng kể từ đầu thập kỷ 1990. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng như các hiệp ưước tương tự trong tương lai sẽ tiếp tục khuyến khích sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sự gia tăng sản lượng cũng như năng suất đạt được một phần là nhờ vào các phương pháp sản xuất có xu hướng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi sinh. Các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp trong nông nghiệp đã gây ra nhiều sự suy thoái môi trường nghiêm trọng mà điển hình hơn hết là mức phá rừng cao, sử dụng phân hoá học và thuốc diệt sâu bọ bừa bãi, và khai thác quá độ hải sản dọc theo bờ duyên hải. Những sự suy thoái này đã dẫn đến các vấn đề quan hệ trực tiếp tới nông nghiệp như lũ lụt, đất xói mòn, nhiễm mặn, phèn hoá, tăng nồng độ hoá chất độc, ô nhiễm nguồn nước, đất mất hoa màu và suy giảm đa dạng sinh học.

Với dân số gia tăng và diện tích canh tác giới hạn, năng suất nông nghiệp tính trên đất canh tác phải tăng khoảng 20% trong 20 năm tới để thoả mãn nhu cầu lương thực của dân chúng với mức tiêu thụ như hiện tại. Điều này đòi hỏi 3 điều kiện: đầu tư vốn nhân tạo, cải tiến kỹ thuật sản xuất và chất lượng môi trường được duy trì tốt. Bốn thách thức to lớn cho phát triển nông thôn Việt Nam là:

1, Phải tiếp tục chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường;

2, Chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp đóng kín sang sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường mở toàn cầu hoá;

3, Chuyển từ sản xuất tăng trưởng theo chiều rộng lấy khai thác tự nhiên và tăng đầu tư tài nguyên làm động lực sang phát triển theo chiều sâu lấy chất lượng hiệu quả; và

4, Lấy phát triển bền vững làm mục tiêu, từ kinh tế nông nghiệp dang công nghiệp hoá.

Cần có chính sách và thể chế vĩ mô thuận lợi

Những vấn đề về tính ổn định, hiệu quả và độ bền vững của sản xuất nông nghiệp hầu như bắt nguồn từ sự mất đồng bộ giữa sản xuất với các yếu tố: thị trường tiêu thụ, giải quyết vấn đề tài nguyên môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện nông thôn, chuẩn bị nguồn nhân lực, đề xuất các chính sách và giải pháp. Như vậy, vấn đề phát triển bền vững nông nghiệp cần đặt trong trong bài toán vĩ mô kinh tế – xã hội, được xác định trong bối cảnh phát triển bền vững và mối quan hệ giữa 3 khu vực kinh tế.

Trưước tốc độ đổi mới nhanh chóng về kinh tế xã hội, câu hỏi về quan hệ công nghiệp – nông nghiệp, về tương quan giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị dường như chưa có lới đáp thoả đáng. Biểu hiện rõ nhất là tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp nông thôn là không tương xứng với vai trò quan trọng của lĩnh vực này. Mức đầu tư hạn hẹp kéo dài làm cơ sở hạ tầng nông thôn nghèo nàn. Tỷ trọng đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội giảm từ năm 1990 là 17% xuống 7,4% trong giai đoạn 1995 – 1997. Trong khi đó một số nước phát triển và đang phát triển ở Châu á, vào giai đoạn có cơ cấu nông nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân (GDP) tương tự như Việt Nam như Hàn Quốc, Malaysia, Philippines…đều có tỷ trọng đầu tư vào nông lâm nghiệp và thuỷ lợi trên 20%. Đầu tư không công bằng giữa nông thôn và thành thị, cùng với một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong chính sách vĩ mô như tỷ giá, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu công nghiệp…có lẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “cánh kéo giá” làm cho tốc độ tăng giá nông sản chậm hơn so với tốc độ tăng giá hàng tiêu

Đổi mới thể chế và chính sách trong nội bộ ngành nông nghiệp

Các chính sách quan trọng nhất trong quá trình đổi mới trưước đây chủ yếu nhằm tháo bỏ các ràng buộc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung như chính sách đất đai, tự do hoá thương mại, từ bỏ vai trò quản lý sản xuất của hợp tác xã…nhưng thực tế mới đang đòi hỏi việc hoạch định chính sách và xây dựng thể chế phải đáp ứng những yêu cầu về mở rộng cơ hội cho người sản xuất, kinh doanh, tăng cường năng lực và tạo điều kiện pháp lý để học thực hiện những sự lựa chọn đó.

+ Để thích ứng với sự biến động của thị trường và đáp ứng xu hướng sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải có khả năng sử dụng nguồn lợi tự nhiên theo hướng chủ động hơn, đa dạng hơn, bền vững hơn.

+ Cơ chế tổ chức ngân hàng và hệ thống tín dụng cần phải được cải thiện. Để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, thực sự làm sản xuất kinh doanh chuyển sang phát triển theo chiều sâu thì phải tăng khả năng thiếp cận của nông dân, nhất là người nghèo với thị trường tín dụng.

+ Sự chậm trễ của cải cách thể chế còn tạo nên mâu thuẫn giữa yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng, hiệu quả của sản xuất kinh doanh và cách thức tổ chức chỉ đạo thiên về khuyến khích tăng sản lượng.

+ Nông dân chưa có đời sống văn hoá xã hội với chất lượng tốt so với những đóng góp to lớn cho nền kinh tế.

+ Tình trạng thiếu việc làm có thu nhập xứng đáng dẫn đến tình trạng kéo dài trong một bộ phận đáng kế dân cư nông thôn. Để con người phát triển, nhu cầu có việc làm và có thu nhập ngày càng tăng thông qua lao động là nhu cầu tối quan trọng và chính đáng. Làm thế nào để thực thi được những quyền đó trong hoàn cảnh tài nguyên hạn hẹp, khả năng cạnh tranh của nông sản kém, thiếu thị trường là câu hỏi mà quá trình đổi mới cần tiếp tục giải quyết.

Công nghiệp hoá nông thôn

Hai vấn đề quan trọng cần đặt ra. Đầu tiên là tìm cách tiến hành công nghiệp hoá ngay tại nông thôn, bao gồm 2 việc chính đó là tích luỹ tư bản để tài trợ thúc đẩy công

nghiệp và tìm thị trường cho đầu ra. Sau đó là phát triển mối liên hệ mật thiết giữa công nghiệp và nông nghiệp. Theo mô hình trên, nông nghiệp sẽ là khu vực truyền thống cung cấp lương thực và lao động vơi năng suất và đồng lương thấp, ít có khả năng tích luỹ, nhưng lại là thị trường quan trọng cho hàng công nghiệp. Đồng thời, phát triển khu vực công nghiệp sẽ thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp, cung cấp các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng hay đầu tư (máy móc, vốn) cũng như các sản phẩm đầu vào (phân bón hoá học, thuốc trừ sâu…)Sự phát triển khu vực công nghiệp ở nông thôn sẽ đòi hỏi các yếu tố đặc trưng sau đây:

- Cần khởi động nguồn vốn ban đầu lấy từ thặng dư trong nông nghiệp và sau này sẽ là tích luỹ ngay từ các xí nghiệp ở nông thôn;

- Các xí nghiệp trên cần hướng vào các ngành sử dụng nhiều lao độngvà tài nguyên là lợi thế so sánh của nông thôn;

- Lúc ban đầu có thể khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông thôn bao gồm cả sở hữu tập thể lẫn tư nhân, nhưng để mau đạt hiệu quả kinh tế cần hướng ngay từ sớm đếm các sở hữu tư nhân;

- Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các xí nghiệp công nghiệp nông thôn và thành thị về công nghệ, máy móc và nhân lực, cũng như khuyến khích cạnh tranh giữa các xí nghiệp này để làm giảm giá thành và tăng chất lượng; và

- Các xí nghiệp công nghiệp nông thôn không nhất thiết phải được phân bổ đồng đều trong cả nước, trái lại sẽ thay đổi tuỳ theo các điều kiện ban đầu của từng địa phương, vị trí địa lý và lợi thế so sánh. Tuy nhiên và trên hết, các đầu tư chính phủ hay tài trợ quốc tế ODA vào cơ sở hạ tầng nông thôn là yếu tố cốt lõi sự sự phát triển và phân bổ nói trên.

Cải câch các doanh nghiệp nhà nước ở khu vực nông thôn

Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp rất quan trọng trong phát triển nông thôn. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam không nên sản xuất các loại cây trồng không có lợi thế cạnh tranh. Mía đường là một ví dụ. Năm 1994, Chính phủ Việt Nam mục tiêu đến năm 2000

trồng mía đường để cung cấp nguyên liệu thpp cho nhiều nhà máy tinh luyện. Mặc dù tổng diện tích trồng mía đường giai đoạn 2000 – 2001 là 320.000ha nhưng chưa đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu của các nhà máy. Thiếu mía đã đẩy giá lên cao và kết quả là nông dân chuyển sang trồng mía ở những vùng đất không thích hợp. Hậu quả là năng suất rất thấp, chỉ khoảng 50 tấn/ha. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) năm 1999, giá đường nội địa hiện cao hơn 25% so với giá đường nhập khẩu.

Kiếm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh

Đổi mới kinh tế ở Việt Nam với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần được bắt đầu trưước hết trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đã tạo điều kiện cho thị trường hàng hoá, dịch vụ được hình thành và vận động theo cơ chế thị trường. Kết quả quan trọng này làm tiền đề cho các yếu tố cạnh tranh xuất hiện là làm thay đổi cấu trúc thị trường theo hướng phi tập trung, theo đó các loại hình thị trường cạnh tranh ra đời và phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên vẫn chưa có một cơ chế cho sư vận hành đầy đủ của cạnh tranh lành mạnh. Độc quyền và những tác động tiêu cực của nó vẫn được khắc phục. Nhà nước vẫn chưa ban hành luật khuyến khích cạnh tranh và Kiếm soát độc quyền. Vì vậy tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền đã trở thành đặc quyền gây không ít trở ngại cho quá trình phát triển.

Trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cạnh tranh không lành mạnh và độc lập thể hiện ở việc phân biệt đối xử về chính sách bảo hộ, vay vốn tín dụng, tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ điện, thuỷ lợi, đất đai, thông tin, độc quyền mua nguyên liệu nông sản, độc quyền xuất khẩu, giành giật thị trường, ép cấp, ép giá, ấn định mức giá độc quyền cao,… đang là những vấn đề cần được tháo gỡ. Trên cơ sở đó sẽ cần tìm một số giải pháp kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh khônglànhmạnh trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, nhằm tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nông thôn Việt Nam.

Những bài học đúc kết từ một số nghiên cứu và khảo sát gần đầy về tín dụng nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam là: mang ngân hàng đến với người dân, kết nói nguồn cung cấp tín dụng với việc huy động tiết kiệm, cho vay không nên là hoạt động biệt lập với những chương trình phát triển nông thôn, giảm thiểu chi phí giao dịch đối với người cho vay lần người đi vay, cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung cho thấy có nhiều mặt tích cực, chú trọng đến khả năng sinh lợi để đảm bảo tính ổn định về dài hạn.

Hiện trạng tín dụng nông thôn ở Việt Nam được phân tích chi tiết về 3 mảng chính: khu vực chính thức (gồm những định chế như Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, các quĩ tín dụng nhân dân, các ngân hàng cổ phần nông thôn); Khu vực bán chính thức (Bao gồm các tổ chức quần chúng và các tổ chức phi chính phủ; và Khu vực phi chính thức (vay vốn từ gia đình, bà con, bạn bè và láng giềng, người cho vay lại, họ/hụi)

Cải tiến y tế, xã hội và giáo dục

Lĩnh vực y tế nông thôn được đầu tư thích đáng trong nhiều năm. Hệ thống trạm xá y tế chỉ nhận phần nhỏ ngân sách trong khi hệ thống này phải lo cho 73% dân chúng sống ở nông thôn. Đóng góp của dân trong y tế gấp 8 lần đóng góp của nhà nước và chỉ dưới 12% dân được bảo hiểm y tế – an sinh xã hội. Lĩnh vực y tế chưa được hữu hiệu vì các chính sách phát triển vùng và chính sách chi tiêu nhà nước chưa thoả đáng, và ít có cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội. Việt Nam không có một mạng lưới y tế an sinh xã hội đúng mức. Các dịch vụ xã hội – y tế tại nông thôn bị đe doạ vì các gia đình không có tiền trả lệ phí.

Việt Nam cần tái xét chính sách y tế, chú trọng vào việc xây dựng một mạng lưới y tế bao trung nông thôn. Việt Nam cần xây dựng và đa dạng hoá các nguồn tài trợ của các quỹ y tế . Cải tổ cơ cấu hành chính y tế sẽ giúp tăng các dịch vụ y tế nông thôn. Những ưu tiên gồm: (1)củng cố mạng lưới y tế xã phục vụ cho đa số nhằm phòng hơn chữa; (2) cải cách chính sách y tế; hợp tác giữa khu vực công và tư nhằm có cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội; (4) khuyến khích hợp tác quốc tế và trợ giúp nhân đạo về

Với một nửa dân số trong lứa tuổi dưới 25, và trên 1 triệu người gia nhập thị trường công nhân hàng năm, cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trọng việc huấn luyện người nông dân nông thôn, để họ có thể có đầy đủ khả năng và kiến thức chuyên môn để thu hút được các dự án đầu tư về những vùng họ sinh sống. Chính vì nhu cầu đào tạo cấp thiết đó cho nên những yểm trợ giáo dục từ bên ngoài, nếu muốn có tác dụng tối đa và nhanh chóng, cần phải hướng vào chương trình huấn luyện và đào tạo Đại học, đặc biệt là những chương trình đào tạo 2 năm theo mô hình đào tạo cộng đồng. Vì nhu cầu cấp thiết cho nên những chu kỳ đào toạ rút ngắn 2 năm sẽ giúp huấn luyện kịp thời đội ngũ chuyên viên làm nền móng cho việc đẩy mạnh các chương trình phát triển tại nông thôn. Vì là chế độ Đại học, sinh viên các cơ sở đại học cộng đồng không những được hấp thụ kiến thức chuyên môn, mà còn đựơc đào tạo để tự phát triển khả năng phân tích và hành động độc lập, đồng thời với việc trau dồi phương pháp suy luận và quyết định độc lậo, để phát huy khả năng dáng tạo cho sinh viên. Ngoài ra, một cơ sở đại học cộng đồng còn trở thành một trung tâm cung cấp thông tin và số liệu chuyên môn cập nhật và một cơ quan tư vấn chi những công trình nghiên cứu và phát triển trong tầm hoạt động của địa phương.

2.5. Vai trò của chính phủ và các tổ chức khác trong phát triển cộng đồng

“Chương trình phát triển cộng đồng” cho rằng vai trò của Chính phủ trong phát triển cộng đồng là tổ chức, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động”. đồng thời công nhận:

- Vai trò chủ chốt của bản thân người dân. Sự cần thiết giao trách nhiệm, ở nơi thích hợp, cho các chính quyền tỉnh và cơ sở.

- Vai trò của các tổ chức quần chúng, các nhóm tự giúp đỡ nhau và các hợp tác xã kiểu mới; và

- Hoạt động đang phát triển của khu vực tư nhân. 2.5.1. Vai trò của chính phủ

Vai trò của Chính phủ trong phát triển cộng đồng là vai trò lãnh đạo, nhưng không phải chỉ là vai trò diễn xuất. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo và phối hợp hành động của hàng loạt các cơ quan, tổ chức và các lợi ích, những người đóng góp cho quá trình phát triển

cộng đồng to lớn này. Trong bối cảnh này, các hoạt động của Chính phủ trong phát triển

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 30 - 50)