Phát triển dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 29 - 30)

4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải:

2.3.3.Phát triển dựa vào cộng đồng

Với ý nghĩa này, phát triển nông thôn là cho người dân. Nhưng nó cũng phải được theo đuổi với con người, và do con người. Đó là phát triển nông thôn phải dựa trên lợi ích, sự tham gia của cộng đồng sống trong khu vực đó. Họ là cở sở phát triển nông thôn bền vững vì :

- Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình.

- Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương mà quá trình phát triển phải dựa vào đó.

- Kỹ năng, truyền thống, kiến thức vă năng lực của họ là tiềm năng chính để phát triển; và

- Sự cam kết của họ là sống còn (nếu như họ không ủng hộ kế hoạch nào, kế hoạch đó sẽ không thực hiện được).

Cộng đồng nông thôn truyền thống ở Việt Nam là làng xã xuất hiện từ khi tổ tiên biết làm nông nghiệp, đặc biệt là từ khi biết trồng lúa nước. Cộng đồng làng xóm, cùng nhau chung lưng đấu cật, khai phá đất đai, xây dựng đồng ruộng, làm thuỷ lợi, phòng lụt, chống hạn, để trồng lúa nước và nông nghiệp, và văn minh nông nghiệp lúa nước lại làm cho cộng đồng làng xã có mối quan hệ bền vững thêm.

Cộng đồng làng xã là một cơ cấu kinh tế xã hội bền vững trải qua những biến thiên của lịch sử đất nước vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, đến nay nước ta có trên 9000 đơn vị xã, với khoảng 50.000 làng, ấp, buôn, bản…Làng xã không chỉ là đơn vị hành chính cơ sở đơn thuần, mà còn là một đơn vị xã hội dân sự truyền thống. Trong cộng đồng làng xã, trải qua các thế hệ đã hình thành những cung cách làm ăn, nếp sống, phong tục tập quán thích ứng với điều kiện từng vùgn nông thôn khác nhau (đồng bằng, miền núi, ven biển…)

Chính cộng đồng làng xã, do đòi hỏi của thực thể sản xuất và đời sống, đã sáng tạo ra các hình thức tương trợ, hợp tác giúp nhau cấy, gặt, lo việc hiếu hỷ…Những loại hình hợp tác đa dạng, đơn giản, không thành văn, những có hiệu quả thiết thực, được các thế

hệ nông dân trong cộng đồng làng xã tự nguyện thực hiện, không cần có bất cứ mệnh lệnh nào. Đây là những tiền để của các tổ chức hoạt động kinh tế hợp tác hiện nay.

Trong cộng đồng làng xã cũng hình thành và phát triển các mối quan hệ văn hoá xã hội truyền thống, mang tính nhân văn sâu sắc, đậm đà bản sắc dân tộc, cần được tiếp tục vun đắp và phát huy. Phát triển nông thôn và nông nghiệp trong thời gian tới muốn phát triển mạnh mẽ và vững chắc, không thể không quan tâm đến việc phát huy sức mạnh của cộng đồng làng xã.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 29 - 30)