Những đặc trng về giới Do dạy và học mà có

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 67 - 69)

4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải:

3.4.2.Những đặc trng về giới Do dạy và học mà có

Do dạy và học mà có

Khác với giới tính, những đặc trng về Giới là do dạy và học mà có. Đứa trẻ phải học để làm con trai hoặc con gái. Bắt đầu t khi đứa trẻ sinh ra nó đã được đối xử và dạy dỗ tuỳ theo việc nó là trẻ trai hay gái. Đó là sự khác biệt về quần áo, đồ chơi, màu sắc, cánh nói năng, thái độ và có thể cả về thức ăn và tình cảm của chưa mẹ, anh chị.

Đứa trẻ cũng được dạy dỗ để trở thành phụ nữ hay nam giới theo quan niệm, khuôn mẫu của xã hội. Ví dụ, con trai không được khóc, phải tỏ ra mạnh mẽ, dũng cảm, không chơi búp bê; con gái không được cáu kỉnh, nói to, phải dịu dàng, phải giúp mẹ cơm nước, nội trợ .v.v..

Các quan niệm vốn có này và các dự định, mong đợi của chưa mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè và xã hội đối với đứa trẻ trai và gái đã trở thành khuôn mẫu cụ thể đối với mỗi giới, khiến nó luôn luôn phải điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp. Bởi vậy, sở dĩ phụ nữ làm việc nội trợ hay đi cày cấy thì không phải vì họ là phụ nữ mà vì họ đã được dạy để làm những việc đó từ khi còn là đứa trẻ.

Tiếp đó nhà trờng và quan niệm về tập quán xã hội tiếp tục củng cố các khuôn mẫu cụ thể về giới tính. Ví dụ: nam sinh học thêm các môn kỹ thuật, xây dựng; nữ sinh học môn nữ công. Các thể chế nh chính sách, pháp luật .v.v.. cũng có ý nghĩa làm tăng hoặc giảm sự khác biệt giữa hai giới. Ví dụ: u tiên nhận phụ nữ vào các nghề th ký, đánh máy, lễ tân…

Đa dạng và luôn biến đỗi

Giới thể hiện các đặc trng của những quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới cho nên rất đa dạng. Địa vị của phụ nữ Việt Nam trong xã hội Việt Nam khác xa với địa vị của phụ nữ ở các nước hồi giáo. Ngay ở Việt Nam, địa vị xã hội của phụ nữ nông thôn cũng không hoàn toàn giống phụ nữ thành thị.

Quan hệ giới luôn luôn biến đổi cùng với xã hội và các yếu tố xã hội nh chính trị, kinh tế, văn hoá, các phong tục tập quán .v.v.. Ví dụ quan niệm của đạo Khổng nghĩa; gia đình truyền thống thờng thích con trai hơn con gái nhưng điều đó đang có những thay đổi ở những gia đình trẻ.

Có thể thay đổi được

Các quan niệm, hành vi, chuẩn mực xã hội là hoàn toàn có thể thay đổi được. Quan niệm các công việc “bếp núc” là “thiên chức” của phụ nữ đang được xem xét lại khi rất nhiều đầu bếp giỏi, các thợ giặt tinh xảo là nam giới. Trong nhiều gia đình hạt nhân, khi cả vợ và chồng cùng phải tham gia một cách tích cực vào quá trình sản xuất nhằm tăng

thu nhập thì nam giới đang tham gia một cách tích cực vào các công việc nội trợ nh nấu ăn, chăm sóc con cái .v.v..

Thậm chí trong một số gia đình, khi người vợ tham gia vào các công việc quản lý, điều hành xã hội, tham gia công việc sản xuất nhiều hơn người chồng, người chồng đã thay vai trò của người vợ đảm đơng các công việc gia đình, người vợ có điều kiện tham gia những công việc sản xuất làm các công tác lãnh đạo, các công việc quản lý xã hội nhiều hơn.

Các phơng pháp tiếp cận phụ nữ và phát triển ngày càng được hình thành một cách đa dạng trong những năm gần đây. ‘”Giới” đã được sử dụng nh một thứ thuốc bách bệnh của những người làm việc trong lĩnh vực phụ nữ và phát triển. Tuy nhiên “giới” được áp dụng nh một công cụ hoạch định chính sách và lập kế hoạch còn ít được phân tích.

Việc nhấn mạnh vấn đề nâng cao quyền lực cho phụ nữ trong các nghiên cứu được coi là sự phát triển tự nhiên hướng về phân tích các quan hệ xã hội. Hay nói cách khác, nội dung phân tích các quan hệ xã hội phải kể đến việc nâng cao quyền lực cho phụ nữ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 67 - 69)