Phát triển nông thôn có sự thamgia

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 93 - 96)

4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải:

5.5.Phát triển nông thôn có sự thamgia

Ngày nay phơng pháp tham gia đang được áp dụng rộng rãi và trở thành yêu cầu quan trọng của các chơng trình phát triển nông thôn. Phơng pháp này coi mức độ tham

gia của cộng đồng vừa là mục tiêu vừa là phơng tiện của sự phát triển. Phát triển có sự tham gia là áp dụng các tiến trình và công cụ phù hợp để tăng cờng vai trò của người dân và cộng động vào hoạt động phát triển nông thôn. Đó là sự tham gia chủ động với vai trò ngày càng cao của cộng đồng vào việc xác định vấn đề, lựa chọn giải pháp, đa ra các quyết định, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân phối lợi ích và dánh giá quá trình phát triển.

Gia tăng sự tham gia của cộng đồng là để đảm bảo cho hoạt động phát triển thực tế hơn và không áp đặt từ bên ngoài nên huy động được nguồn liực và trách nhiệm của cộng đồng. Tuy nhiên đây là phơng pháp mới đòi hòi cán bộ phát triển phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng đắn mới có thể thực hiện được. Phát triển có sự tham gia là xây dựng hoạt động lấy người dân làm trung tâm, dựa vào dân và bắt đầu với người dân. Hoạt động đầu tiên là kế hoạch hoá hay lập kế hoạch hoạt động phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn so với phơng pháp truyền thống. Cùng với việc tham gia của người dân vào xây dựng kế hoạch thì việc sử dụng kiến thức bản địa cũng cần coi trọng, đặc biệt là lựa chọn và đa ra các giải pháp. Tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động đòi hỏi phát huy tính tự chủ của cộng đồng với vai trò ngày càng cao.

Giải quyết vấn đề quản lý theo Phơng pháp dựa vào cộng đồng

áp dụng phơng pháp cộng đồng hay nâng cao sự tham gia của người dân vào hành động quản lý ở hệ dầm phá Tam Giang – Cầu Hai ngày càng được chú ý vì hiệu quả của nó trong việc tổ chức lại khai thác đầm phá và chia sẻ gắng nặng quản lý của chính quyền các cấp. Mô hình này ở một số địa phơng đã tạo điều kiện cho người dân phát huy dân chủ cơ sở để tự quản lý nguồn lợi, môi trờng thuỷ sinh cũng chính là bảo đảm kế sinh nhai lâu dài của cộng đồng. Kết quả ban đầu cho thấy việc giải quyết vấn đề dựa vào cộng đồng có khả năng thực thi. Tuy nhiên, việc áp dụng phơng pháp này không chỉ có ý chí, quyết tâm mà còn cần xây dựng được nhận thức của cộng đồng về quyền lợi sử dụng chung.

Vấn đề quản lý hiện nay ở hệ dầm phá Thừa Thiên Huế: Thay đổi chính và những vấn đề nảy sinh trong quản lý hệ dầm phá Tam Giang – Cầu Hai xuất phát chủ yếu là phát triển nuôi trồng thuỷ sản và gia tăng cờng độ khai thác quá mức. Một phần diện tích thuỷ vực đầm phá và đất nông nghiệp vẹn phá đã chuyển thành ao hồ và được quản lý nh “đất nông nghiệp”. Việc chiếm dụng mặt nước để sử dụng trái phép tràn lan, ví dụ dùng lới khoanh một vùng thuỷ vực đầm phá để độc quyền khai thác dới hình thức nuôi đăng chắn, làm giảm mặt nước chung, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa những nhóm sử dụng tài nguyên. Không những diện tích mặt nước bị lấn chiếm mà còn tác dụng xấu đến môi trờng do làm giảm dòng chảy, ô nhiêm mước và lây lan bệnh thuỷ sinh. Vấn đề trọng tâm cho quản lý hiện nay là đã bỏ lấn chiếm trái phép và qui hoạch khai thác hợp lý. Đã có nhièu nỗ lực thực hiện những kết quả rất hạn chế vì chính quyền địa phơng gặp nhiều khó khăn về tài chính và phơng pháp, đặc biệt chưa huy động sự tham gia của người dân và thiếu phơng cách duy trì sinh kế cho cộng đồng trong qui hoạch.

Nội dung: Dựa vào cộng đồng để giải quyết vấn đề là tạo ra chuyển biến xã hội làm cho mọi thành viên trong cộng đồng cùng quan tâm, chia sẻ, và cùng

Chơng 6: Kinh tế hợp tác trong PTNT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 93 - 96)