Tình hình phát triển HTX từ sau đổi mớ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 106 - 114)

4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải:

6.6.Tình hình phát triển HTX từ sau đổi mớ

Sự thay đổi của nông nghiệp nông thôn Việt Nam được kể đến nh là một thành tựu từ sau khi có nghị quyết 10 BCT (13/4/1988) của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Theo tinh thần đó, hộ nông dân được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ, được tự quyết định lấy mọi hoạt động kinh tế của mình. Từ đây mọi hoạt động của hộ trở nên thiết thực hơn và mọi nhu cầu hợp tác hoá của nông dân cũng bắt nguồn từ

yêu cầu sản xuất của họ theo tinh thân Nghị quyết 10 BCT, hoạt động của các HTX NN đã có sự thay đổi căn ban:

+ Hộ xã viên được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh với diện tích đất được giao tạm thời (5 năm), được quyền lựa chọn các yếu tố đầu vào, tự quyết định việc bán sản phẩm .. quan hệ giữa HTX và xã viên không phải là quan hệ chỉ huy và bị chỉ huy nh trước mà xã viên được chủ động lựa chọn dịch vụ từ HTX hoặc từ các thành phần kinh tế khác;

+ HTX không quản lý tập trung các t liệu sản xuất nh trước, không điều hành từng khâu, từng việc, từng thời gian nh trước mà chức năng chỉ huy đã được thay bằng chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ;

+ Bộ máy quản lý của HTX gọn nhẹ hơn (phổ biến giảm 40 – 50% cán bộ quản lý), tử đó chi phí quản lý giảm, tệ tham ô lãng phí giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của xã viên tăng lên.

+ Quy mô HTX được điều chỉnh (chia tác các HTX quá lớn hay xác nhập một số HTX nhỏ).

Trong những năm đầu thực hiện nghị quyết 10 BCT kinh tế hộ phát triển khá nhanh chóng nhưng vẫn không còn ít HTX khá lúng túng trước cơ chế quản lý mới.

Năm 1993 cả nước có khoảng 64% nông hộ HTX NN. Các HTX sản xuất nông nghiệp được phân hoá thành 3 loại:

+ Những HTX đã nhanh chóng chuyển sang kinh doanh dịch vụ, phát huy vai trò của kinh tế hộ đã thu được kết quả tốt (2.870 HTX, chiếm 17,5%).

+ Những HTX mới tổ chức được một vai khâu dịch vụ nhưng hiệu quả thấp, khó khăn về vốn quỹ, ban quản lý kém năng động (8.621 HTX, chiếm 41,7%).

Sau khi ban hành luật đất đai (năm 1993) và sau Nghị định 64 CP của Chính phủ về việc Giao đất cho nông dân sử dụng lâu dài, tính tự chủ trong hoạt đônggj kinh tế hộ được phát huy một cách cao độ.

Năm 1997 Luật hợp tác xã được ban hành, các hợp tac xã trên mọi vùng của đất nước đều được sự hướng dẫn chuyển đổi theo Luật. Sự chỉ đạo về việc chuyển đổi hợp tác xã theo Luật được quán triệt tới mọi vùng nông thôn. Cán bộ các cấp được phổ biến tinh thần chuyển đổi, được tập huấn cách làm trong chuyển đổi và các bước chuyển đổi hợp tác xã đều được tổ chức thực hiện theo qui trình thống nhất.

Cho đến nay Luật Hợp tác xã có hiệu lực cả nước 13.782 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó vùng miền núi và trung du phía Bắc cpó 6.075 hợp tác xã, vùng đồng bằng sông Hồng có 2.588 hợp tác xã, vùng Khu 4 cũ có 3.479 hợp tác xã, vùng Tây Nguyên có 295 hợp tác xã, vùng Duyên hải miền Trung có 917 hợp tác xã, vùng đồng bằng miền Đông Nam Bộ có 398 hợp tác xã, vùng đồng bằng sông Cửu Long có 60 hợp tác xã. Số hợp tác xã làm thủ tục giải thể hoặc yếu kém không tồn tại trên thực tế (nhưng vẫn có thống kê trong danh sách) là 6.355 , số hợp tác xã thuộc diện chuyển đổi là 7.349.

Bảng: Kết quả thực hiện Luật Hợp tác xã đến tháng năm 1999 Vùng Số HTX đến cuối năm 1996 Số HTX đã chuyển đổi và được cấp ĐKKD Tỷ lệ (%) Số HTX thành lập mới Tổng số HTX năm 1999 Cả nước 13.782 3.525 39,4 1.037 10.044 Miền Bắc 12.113 2.632 34,9 681 411 Miền Nam 1.670 893 69,9 356 1.633

Miền núi và Trung du 6.075 812 21,7 92 3.836

Đồng bằng sông Hồng

2.558 1.226 55,1 406 2.632

Khu 4 cũ 3.479. 594 33,0 13 1.943

Duyên hải miền Trung

917 648 6,5 5 754

Tây Nguyên 295 72 41,9 6 178

Đông Nam Bộ 398 137 45,4 33 335

ĐBSCL 60 36 66,7 312 366

Nguồn: Vụ Chính sách (nay là Cục HTX và PRNT) Bộ Nông nghiệp và PTNT

+ Vùng đồng bằng sông Hồng: Nhiều hợp tác xã đã hình thành và hoạt động dịch vụ trong nhiều năm nay, cơ sở vật chất kỹ thuật (trước hết là thuỷ lợi và điện) tơng đối khá, nhiều hợp tác xã còn vỗn quĩ, cán bộ ít nhiều đã qua đào tạo.

+ Vùng miền núi và Trung du phía Bắc: Nhiều nơi sản xuất còn mang nặng tính tự sản tự tiêu, phân tán nên chủ yếu là xây dựng các tổ hợp tác nhằm quản lý sử dụng tốt các công trình xây dựng cơ bản, đồng thời tiếp nhận sự hỗ trợ về vốn và vật t cho nông dân.

+ Vùng khu 4 cũ và Duyên hải miền Trung: Là vùng có điều kiện sản xuất khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện sản xuất của nông hộ còn thấp kém nên một số nơi có điều kiện sẽ phát triển hợp tác xã dịch vụ đa dạng, còn lại chủ yếu xây dựng các tổ hợp

+ Vùng đồng bằng miền Đông Nam Bộ và Tây nguyên: Là vùng phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi hàng hoá .. nên nông dân được khuyến khích xây dựng các tổ hợp tác giúp nhau vay vốn, chế biến tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, nơi có đủ điều kiện thị hướng nông dân xây dựng hợp tác xã.

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tiếp tục phát triển các tổ hợp tác đa dạng làm cơ sở để xây dựng các hợp tác xã mới nhằm thực hiện các dịch vụ sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

- Về cách thức tổ chức, xét theo chức năng nhiệm vụ có thể phân loại các hình thức hợp tác xã theo các mô hình sau:

+ Hợp tác xã chuyên làm dịch vụ.

+ Hợp tác xã dịch vụ sản xuất – kinh doanh tổng hợp.

Các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn (Tổ liên kết vay vốn ngân hàng; Tổ hợp tác đờng nước; Tổ hợp tác từng khâu công việc; Tổ hợp tác cung ứng dịch vụ đầu vào; Tổ chăn nuôi; Tổ hợp tác trồng và bảo vệ rừng; Tổ hợp tác góp vốn, góp sức cùng nhau xây dựng cơ sở hạ tầng mới ..)

Đại bộ phận và hợp tác xã có qui mô trên 100 xã viên, đặc biệt là ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Bắc. ở miền Nam nhóm hợp tác xã có qui mô từ 51 – 100 xã viên và nhóm trên 100 xã viên là chủ yếu và tơng đơng nhau.

Qui mô HTX chuyển đổi xét theo số lượng xã viên

Tính chung Miền Bắc Miền Trung &

Tây Nguyên Miền Nam S.lg (HTX) Tỷ lệ (%) S.lg (HTX) Tỷ lệ (%) S.lg (HTX) Tỷ lệ (%) S.lg (HTX) Tỷ lệ (%) Số HTX báo cáo 2.127 100 1.795 100 313 100 19 100 Số HTX có từ 50-70 xã viên 215 10,1 212 11,8 1 0,3 2 10,5

Số HTX có từ 51-100 xã viên 131 6,1 122 6,8 1 0,3 8 42,1 Số HTX có trên 100 xã viên 1.781 83,8 1.461 81,4 311 99,4 9 47,3

Nguồn: Tài liệu khảo sát của Bộ NN & PTNT

Kết quả, sản xuất kinh doanh của các HTX chuyển đổi (%)

Các hoạt động Tỷ lệ từng dịch vụ Tỷ lệ hộ được dịch vụ Tỷ lệ hợp tác xã có lãi Cả nước 10 tỉnh điều tra HTX chuyển đổi HTX mới lập 10 tỉnh điều tra HTX chuyển đổi HTX khá HTX mới lập 1. Định hướng sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật 100 100 100 100 100 100 2. Thuỷ nông 94,9 92,7 100 100 96,7 72,0 73,9 82,0 100 3. Điện 52,2 47,5 66,7 25,0 82,0 68,1 94,4 87,0 100 4. Giống 41,3 45,2 46,6 50,0 59,6 48,9 75,0 66,6 100 5. Vật t 36,0 39,2 40,0 25,0 63,1 95,8 69,2 66,6 100 6. Làm đất 14,4 25,5 16,7 58,5 75,8 75,0 66,6 7. Bảo vệ thực vật 61,2 66,4 56,6 50,0 94,4 34,2 60,0 80,0 50,0 8. Thú y 37,7 21,7 22,3 64,6 40,0 33,3 9. Tín dụng 10,3 20,0 25,0 4,4 98,7 100 100 100 10. Chế biến 0,4 2,0 6,6 4,4 91,0 66,6 100 11. Tiêu thụ SP 10,3 12,6 12,2 16,2 66,6 100 12. Ngành nghề 1,0 33,3 2,4 100 100 100

Nguồn: Tài liệu khảo sát của Bộ NN & PTNT

Rải rác trong 10 tỉnh điều tra các hợp tác xã có 12 loại dịch vụ, trong đó các hợp tác xã chuyển đổi có 11 loại dịch vụ, các hợp tác xã mới thành lập có 7 loại dịch vị, các hợp

tác xã chuyển đổi, hợp tác xã khá và hợp tác xã mới thành lập đều có lãi. Điều đáng l u ý là 100% các hợp tác xã đều đã định hướng sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật có lãi từ các hợp tác xã chuyển đổi, hợp tác xã khá và hợp tác xã mới thành lập cao hơn tỷ lệ chung.

ĐIều rất nổi bật là 100% các hợp tác xã khá có các dịch vụ tín dụng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và ngành nghề.Đây là những lĩnh vực khó hoạt động nhưng rất thiếy thực đối với kinh tế hộ. Mặt khác một số loại dịch vụ ở các hợp tác xã mới thành lập tuy không nhiều nhưng 100% các hợp tác xã đều có lãi khi làm dịch vụ (trừ dịch vụ bảo vệ thực vật).

Kết quả phát triển hợp tác xã đã đạt được

Đã hình thành nên mô hình hợp tác xã kiểu mới và hợp tác xã đó đã bước đầu phát huy vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, trước hết đối với kinh tế hộ, cung cấp dịch vụ cần thiết cho nông hộ. Trên thực tế trong quá trình thực hiện Luật hợp tác xã ở một số địa phơng đã xuất hiện một số hợp tác xã kiểu mới (các hợp tác xã chuyên về dịch vụ điện, nước, chế biến nông sản, các hợp tác xã dịch vụ vật t kỹ thuật nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, xã viên của hợp tác xã không phải là tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên trong gia đình nh trước mà chỉ cần chủ hộ là đủ…).

+ Hầu hết các hợp tác xã đã kế thừa, tiếp nhận, quản lý sử dụng các công trình thủy lợi, điện, đờng giao thông, vỗn quĩ và kinh nghiệm tổ chức hoạt động dịch vụ từ những năm trước. Nhiều hợp tác xã đã làm tốt công tác tăng cờng cơ sở hạ tầng nông thôn;

+_ Công tác quản lý được hoàn thiện hơn, nhất là quản lý tài chính nên đã từng bước khắc phục tình trạng yếu kém trước đây.

+ Nội dung hoạt động của hợp tác xã được tổ chức lại. sắp xếp theo hơng nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, phục vụ thiết thực cho kinh tế hộ;

+ Thực hiện các chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trên cơ sở liên kết với các cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật;

+ Các hợp tác xã mới thành lập, nhất là các hợp tác xã ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng chuyên canh sản xuất nguyên liệu đã gắn các nhà máy chế biến nên hiệu quả sản xuất của nông hộ và hiệu quả kinh doanh của hợp tác xã được nâng lên rõ rệt;

+ Góp phần ổn định an ninh chính trị, xã hội và an ninh nông thôn.

Những yếu kém cần giải quyết

+ Phần lớn nông dân còn chưa hiểu rõ bản chất hợp tác xã kiểu mới;

+ Nhiều hợp tác xã còn chuyển đổi chậm, chưa phát huy được tính u việt của kinh tế tập thể, sức mạnh kinh tế của hợp tác xã còn nhỏ bé, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hàng hoá của nông hộ.

+ Một số hợp tác xã chuyển đổi mang tính hình thức, chưa chuyển biến về nội dung hoạt động. Số đông chưa chuyển đổi được vớng mắc về tài chính, thủ tục và có cả những hợp tác xã quá kém chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

+ Nội lực yếu, trình độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ thấp (ở vìng đồng bằng sông Cửu Long, dịch vụ t nhân chiếm trên 80%); Năng lực tài chính yếu, ít được bổ sung, chủ yếu là giá trị tài sản cũ (trên 70%), các hợp tác xã không có khả năng thế chấp, bình quân 1 hợp tác xã chỉ có 64,7 triệu đồng tài sản lu động (69,6 nghìn đồng/ xã viên, trong khi đó xã viên đã nợ 42,6 nghìn đồng), nhiều hợp tác xã bàn giao tài chính cho chính quyền quản lý; Mới có 28,1% hợp tác xã có lãi. Hiện nay hầu hết nông dân bị ràng buộc, chịu sự chi phối của hợp tác xã trong cơ chế quản lý điều phối cung ứng điện và nước (thuỷ lợi), nhưng hợp tác xã đâu có giải quyết được yêu cầu của nông dân về kỹ thuật canh tác, vốn và thị trờng tiêu thụ sản phẩm. Điều kiện sản xuất của đại bộ phận nông dân Việt Nam hiện nay là yếu kém, nông dân muốn dựa vào hợp tác xã nhưng hầu nh các hợp tác xã chẳng làm gì được cho họ ngoài sự chi phối về quản lý điện, nước. “Cái khó bó cái khôn”, bản thân hợp tác xã cũng non yếu về mọi mặt nên khó có thể hỗ trợ cho nông dân.

+ Quan hệ quản lý ở nhiều hợp tác xã ít thay đổi, phần đông cán bộ không được đào tạo những kiến thức quản lý mới, còn chịu ảnh hởng nặng của cơ chế bao cấp, 51,2% chủ nhiệm hợp tác xã chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chỉ có 20% cán bộ quản lý có trình độ trung câp, 8% đại học.

+ Quan hệ phân phối đơn giản kiểu hành chính, chưa thực hiện phân phối theo cổ phần và mức độ sử dụng, dịch vị của xã viên.

+ Điều cần lu ý là vấn đề chuyển đổi chức năng của hợp tác xã (đã được đề cập đến từ khi có “khoản 10”) nhưng chuyển biến trong thực tiễn còn rất khó khăn. Định hướng đã chỉ rõ chức năng của hợp tác xã là dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của nông dân nhưng các hợp tác xã thờng chạy theo lợi nhuận trước mắt nên chưa làm tốt các chức năng đó;

+ Nhiều hợp tác xã chưa xác định phơng án sản xuất kinh doanh, nhiều nơi xã viên không làm đơn vào hợp tác xã, không đóng thêm cổ phần mà chỉ hởng phân bổ theo tài sản cũ.

+ ở không ít hợp tác xã (43%) xã viên không góp thêm vốn cổ phần mới mà xác định vốn góp mang tính hình thức;

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 106 - 114)