Phát triển bền vững

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 25 - 27)

Những nguyên tắc này nhấn mạnh vào một cách nhìn lâu dài về xã hội con người và việc con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thế giới. Trong bối cảnh như vậy,

phát triển bền vững được khái niệm như sau: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Báo cáo Brunđtlan 1987). Một định nghĩa khác về phát triển bền vững cũng được sử dụng thường xuyên là : “Phát triển tạo ra dòng chảy liên tục các lợi ích về xã hội, kinh tế

Các định nghĩa trên có thể là một điểm xuất phát có ích để suy nghĩ về sự bền vững có ý nghĩa trong phát triển nông thôn. Để có thể đưa ra cơ sở đánh giá một chương trình hoặc một dự án cụ thể có thực sự bền vững hay không. Chúng ta cần có một định nghĩa có thể hỗ trợ cho việc đánh giá đó, và phản ánh tầm quan trọng của cách tiếp cận toàn diện và phát triển dựa vào cộng đồng.

Phát triển bền vững được khái niệm là sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người đang sinh sống trong khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái duy trì cuộc sống đó. Trên cơ sở đó, một nền kinh tế bền vững là một nền kinh tế duy trì cơ sở tài nguyên thiên nhiên, tiếp tục phát triển bằng cách nâng cao nhận thức, cải thiện tổ chức, hiệu năng kỹ thuật và công bằng xã hội.

Trên thực tế, nếu hiệu quả của tăng trưởng kinh tế không được phân phối đồng đều trong xã hội, và nếu sự chênh lệch thu nhập di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì không những mức độ tăng trưởng sản xuất có thể suy giảm mà ngay cả xã hội cũng trở nên mất ổn định và có thể sụp đổ trong dài hạn. Tương tự, tăng trưởng kinh tế một cách thiển cận có khả năng làm cạn kiệt các tài nguyên không thể tái sinh quá nhanh, hay huỷ hoại môi sinh quá đà và do đó gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sự sinh tồn của con người. Trong chiều hướng này, tăng trưởng bền vững cần hội đủ 3 yếu tố: Những chủ đề trên đã được thảo luận tại 2 Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững tại Rio de Janeiro năm 1992 và tại Johannesburg năm 2002.

+ Tổng sản phẩm chia đầu người gia tăng với mức độ tốt từ năm này sang năm khác (nhất là khi nền kinh tế còn trong vòng đang phát triển);

+ Thành quả tăng trưởng được san sẻ tương đối đồng đều và mọi tầng lớp dân chúng đều có cơ hội bình đẳng như nhau; và

+ Môi trường thiên nhiên (như một phương tiện để sinh sống và sản xuất) được duy trì thoả đáng.

Một hệ thống canh tác bền vững, bao gồm các biện pháp nuôi chồng nhằm đảm bảo nhu cầu nông lâm sản của con người nhưng cũng góp phần cải thiện môi trường và tài nguyên, sử dụng hiệu quả các tài nguyên không tái tạo, duy trì hiệu quả kinh tế của

sản xuất và cải thiện đời sống nông dân trong bối cảnh xã hội chung. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững đều hướng đến mục tiêu là dung hoà và kết hợp giữa 2 lĩnh vực đang phát sinh nhiều mâu thuẫn – ít nhất trong giai đoạn nông nghiệp đang chuyển mình theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung - đó là ý chí phát triển sản xuất, cải thiện đời sống với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

*Phát triển bền vững xem xét các khía cạnh:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 25 - 27)