Các phơng pháp khảo sát và tìm hiểu cộng đồng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 120 - 121)

4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải:

7.2.Các phơng pháp khảo sát và tìm hiểu cộng đồng

1) Điều tra xã hội học

Đây là phơng pháp kinh điển. Đối tợng nghiên cứu rộng và được chọn lựa có phơng pháp có cấu trúc cao đại diện cho toàn cộng đồng. Các công cụ nh bảng câu hỏi, bảng phỏng vấn được sự dụng. Kết quả điều tra được tổng hợp và phân tích theo các phơng pháp thống kê và mang tính chất định tính. Đây là phơng pháp nghiên cứu sử dụng các công cụ khoa học đòi hỏi những người thực hiện phải có tay nghề nhất định. Bảng câi hỏi phải được thiết kế kỹ, có cấu trúc tỷ mỷ và được trắc nghiệm rồi mới sử dụng. Điều tra viên phải được tập huấn kỹ càng. Nếu không có những điều kiện trên thì điều tra xã hội học có thể mang lại những kết quả cao chất lượng thấp không đáp ứng yêu cầu phát triển.

2) Tìm hiểu cộng đồng qua thông tin t liệu

Trước khi tiếp cận một cộng đồng, cán bộ phát triển có thể tìm hiểu cộng đồng thông qua sách báo, t liệu liên quan. Ví dụ nh các thống kê về dân số, địa lý, sản xuất kinh tế có ở cơ quan quản lý cấp đó và cấp cao hơn. Các báo cáo hàng quý, hàng năm, các báo cáo khoa học, các bài báo về cộng đồng đó và các vùng có liên quan. Các thông tin này có độ tin cậy và cụ thể ở mức độ khác nhau nhưng cung cấp cho ta một toàn cảnh rất có ích. Các bài báo, tạp chí về địa phơng đó hay về các vùng lân cận cũng soi sáng thêm. Thông tin dữ liệu loại này gọi là thông tin thứ cấp.

3) Phỏng vấn lãnh đạo địa phơng và người am hiểu

Một chơng trình PTCĐ có thể do địa phơng hay một cấp cao hơn khởi xớng hoặc cũng có thể do một tổ chức xã hội bên ngoài triển khai. Chơng trình có thể bắt đầu khi những người có trách nhiệm ở địa phơng đồng ý. Cán bộ phát triển sau khi sơ khởi nắm tình hình qua t liệu có thể xin gặp lãnh đạo địa phơng để nghe những thông tin bổ sung, hỏi về các nhu cầu, hay vấn đề nổi bật nhất. Những câu hỏi phải được chuẩn bị trước theo

cách tiếp cận nội dung chính và đi sâu vào các vấn đề quan trọng. Các vấn đề quan trọng chỉ được xác định trong quá trình tiếp xúc và trao đổi.các nguồn thông tin khác không thể cung cấp được. Không chỉ những người đại diện chính quyền, ban ngành đoàn thể mà có những người am hiểu vấn đề của cộng đồng nuh cán bộ hu trí, giáo viên kỳ cựu, nữ hộ sinh làm việc lâu năm ở cộng đồng. Họ là những người hiểu rõ bề sâu của cộng đồng.

4) Trao đổi trò chuyện với người dân

Cán bộ tiếp cận chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống và công việc hàng ngày của dân. Chỉ cần hoà đồng, lắng nghe, quan sát sẽ hiểu rất nhiều về tâm t của người dân. Có những nơi mà người dân hay tụ tập trao đổi.Đó là những nơi lý tởng để nắm thông tin về cộng đồng, trò chuyện là để tìm hiểu sâu một số vấn đề nào đó có thay đổi theo thời gian.

5) Tổ chức thảo luận trong dân.

Trong khuôn khổ một chơng trình phát triển, chính quyền địa phơng có thể tổ chức thảo luận theo từng nhóm nhỏ và vai trò của cán bộ là giúp họ tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề nêu lên. Quan trọng hơn nữa là hỗ trợ để phân tích nguyên nhân, tìm biện pháp giải quyết và hướng tới hành động. Vấn đề cần quan tâm là làm sao cho các ý kiến mới lạ không bị loại trừ. Đây là hình thức bắt đầu về nghiên cứu tham gia phù hợp nhất để khơi dậy ở người dân sự quan tâm, sự hứng thú để hành động đóng góp cho địa phơng mình.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 120 - 121)