Nâng cao địa vị phụ nữ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 69 - 72)

4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải:

3.4.3.Nâng cao địa vị phụ nữ

Tăng cờng quyền lực

Phát triển là sự tiếp cận ngày càng tăng với các nguồn lực và phúc lợi ngày càng được cải thiện. Quá trình phát triển là việc lôi cuốn các thành viên trong nhóm đối tợng trở thành những người thamgia vào quá trình này, chứ không chỉ là những người thụ động hởng lợi. Để có một định nghĩa hữu ích về vấn đề phát triển phụ nữ cần kết hợp các khái niệm về bình đẳng giới và khái niệm nâng cao quyền lực cho phụ nữ để họ tham gia vào quá trình phát triển.

Tăng phúc lợi

Đây là cấp độ phúc lợi vật chất của phụ nữ trong tơng quan với nam giới trong các lĩnh vực nh tình trạng dinh dỡng, nguồn cung cấp lơng thực và thu nhập khoảng cách về giới có thể được nhận biết thông qua sự chênh lệch về chỉ số nam giới và nữ giới trong tình trạng dinh dỡng, tỷ lệ tử vong .v.v.. Việc tăng quyền lực cho phụ nữ không thể diễn

ra thuần tuý ở cấp độ về phúc lợi – hành động để nâng cao phúc lợi chỉ đa việc tăng thêm sự tiếp cận với nguồn lực.

Tăng khả năng tiếp cận tài nguyên

Khoảng cách về giới trong cấp độ phúc lợi xuất phát từ bất bình đẳng về khả năng tiếp cận với các nguồn lực. Khả năng sản xuất của phụ nữ thấp hơn do sự tiếp cận hạn chế của họ đối với các nguồn lực dành cho phát triển và sản xuất trong xã hội nh đất đai, tín dụng, lao động và dichhj vị. So với nam giới phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận hơn tới giáo dục và công việc được trả lơng, các dịch vụ và đào tạo kỹ năng – những yếu tố làm cho lao động đạt hiệu quả hơn. “Khoảng cách về giới” đề cập đến khả năng sử dụng thấp hơn các cơ hội và nguồn lực, kể cả sự tiếp cận lao động của chính họ.

Tăng quyền lực cho phụ nữ có nghĩa là giúp cho phụ nữ nhận thức được các hoàn cảnh khác nhau và hăng hái hành động để được phân chia công bằng và hợp lý các nguồn lực có trong gia đình cũng nh trong hệ thống cung cấp của nhà nước “bình đẳng về khả năng tiếp cận với các nguồn lực” là bước tiến bộ của phụ nữ. Thực trạng hiện nay phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực là hậu quả của chế độ phân biệt đối xử về giới.

Nâng cao nhận thức

Sự cách biệt giới trong nhận thức không phải xuất phát từ kinh nghiệm thực tế mà do sự cách biệt trong quan niệm rằng phụ nữ ở địa vị kinh tế –xã hội thấp hơn và sự phân công lao động truyền thống về giới là một phần của trật tự tự nhiên hoặc đó là do “trời sắp đặt”.

Quan niệm này về sự cách biệt giới thờng được phản ánh và truyền đi hàng ngày trên các phơng tiện thông tin đại chứng và trong sách giáo khoa. Tăng quyền lực cho phụ nữ nghĩa là cho phụ nữ nhạy cảm hơn và bác bỏ những quan niệm này. Điều đó có nghĩa không công nhận sự lệ thuộc của phụ nữ là một phần của trật tự tự nhiên, mà nó được áp đặt bởi một chế độ và nh vậy nó có thể thay đổi tốt hơn.

ở cấp độ bình đẳng này, người phụ nữ sẽ nhận thức rằng các vấn đề của họ không bắt nguồn chủ yếu từ những vấn đề không thích hợp của riêng họ, mà thực ra họ đè nén bởi một hệ thống phân biệt đối xử mang tính chất cơ chế của xã hội đối với mọi phụ nữ. Vấn

đề này đòi hỏi khả năng phân tích có phê phán đối với xã hội và thừa nhận những gì tr- ước đây vốn được coi là ‘chuyện bình thờng” hoặc là “một phần của thế giới vĩnh cửu nào đó” có thể thay đổi được ví dụ nh những hành động phân biệt đối xử. Nó cũng đòi hỏi phải phân biệt được các vai trò giới tính với vai trò giới – vai trò giới mang tính văn hoá - xã hội và có thể thay đổi được.

Vì vậy, bình đẳng trong phân chia lao động theo giới có thể phù hợp cả hai phía và không đa đến sự thống trị về kinh tế hay chính trị của một giới đối với giới khác. Bình đẳng giới là mục đích của sự phát triển trên cơ sở coi nhận thức về giới là yếu tố t tởng cơ bản trong quá trinh nâng cao quyền lực cho phụ nữ.

Tăng khả năng tham gia

Sự khác biệt về giới trong sự tham gia của phụ nữ là một hiện tợng rõ ràng và dễ nhận thấy nhất. ở hầu hết các nước đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan nhà nước và khu vực t nhất rất nhỏ. Sự khác biệt này rất dễ dàng để xác định về định lượng. Sự tham gia theo nghĩa ở đây là người phụ nữ tham gia tích cực vào quá trình phát triển một cách bình đẳng với nam giới.

Bình đẳng giới ở đây là sự tham gia ngang bằng của phụ nữ vào quá trình ra quyết định. Trong một dự án phát triển, điều đó có nghĩa là phụ nữ có đại diện của mình trong đánh giá các nhu cầu và xử lý vấn đề trong quá trình lập kế hoạch, quản lý, thực hiện và đánh giá dự án. “Bình đẳng về tham gia” nghĩa là lôi cuốn phụ nữ trong cộng đồng dân c chịu tác động của dự án và đa họ tham gia vào qúa trình ra quyết định với tỷ lệ tơng đơng với tỷ lệ của họ trong cộng đồng ở phạm vi rộng. Việc huy động phụ nữ ngày càng nhiều vào quá trình ra quyết định vừa là kết quả của quá trình nâng cao quyền lực cho phụ nữ, vừa là sự đóng góp tiềm tàng thúc đẩy quá trình này.

Tăng khả năng kiểm soát

ở cấp độ kiểm soát, sự khác biệt về giới được nêu ra nh mối quan hệ không bình đẳng về quyền lực giữa nam và nữ. Phụ nữ được tham gia nhiều hơn ở cấp độ ra quyết định sẽ thúc đẩy quá trình phát triển và tăng quyền lực của phụ nữ khi sự tham gia này

đạt tới quyền kiểm soát cao hơn đối với các yếu tố sản xuất. Điều này đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng tới các nguồn lực và phân phối bình đẳng các lợi ích.

Bình đẳng trong kiểm soát nghĩa là có sự cân bằng về quyền lực giữa nam và nữ và nh vậy không ai chiếm vị trí thống trị. Điều này có nghĩa là cả phụ nữ và nam giới đều cùng có quyền về số phận của họ cũng nh vận mệnh của xã hội mà họ đang sống. Chính quyền bình đẳng trong kiểm soát cho phép phụ nữ đạt được sự tiếp cận cao hơn đối với các nguồn lực và do vậy cho phép cải thiện phúc lợi cho bản thân và con cái họ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG : PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 69 - 72)