HƯƠNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐ

Một phần của tài liệu giáo án văn 7 tiết 36-67 (Trang 30 - 31)

- Ở nhà: Học ghi nhớ;

- Soạn bài: Cảnh khuya + Rằm tháng giêng.

- Viết đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả từ 6 đến 8 câu.

Ngày soạn: 07/11/08 Văn bản:Ngày dạy: 10/11/08 Cảnh khuya Ngày dạy: 10/11/08 Cảnh khuya

Rằm tháng giêng

( Nguyên tiêu)

Hồ Chí Minh.

Tiết 45.Đọc - Hiểu văn bản.

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Qua bài hoc, học sinh cần nắm được

1. Kiến thức: Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.

2. Kỹ năng: Biết được thể thơ và chỉ ra được nét đặc sắc của hai bài thơ.

3.Thái độ: Giáo dục lòng biết ơn, kính yêu Bác Hồ. Học tập phong cách thơ Bác

B. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Soạn bài. - HS : Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG1. Kiểm tra bài cũ: HOẠT ĐỘNG1. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

HOẠT ĐỘNG2: Giới thiệu bài

Chủ Tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người với tâm hồn nghệ sĩ. Mặc dù người viết : "Ngâm thơ ta vốn không ham ". Mặc dù, hồi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Việt Bắc , bận trăm công nghìn việc, nhưng có giữa đôi phút nghỉ ngơi trong đêm khuya thanh vắng nơi rừng sâu, núi thẳm , tình cờ bắt

gặp một cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát dõi theo một mảnh trăng xa, người lại làm thơ. Hai bài thơ này chính là hai trường hợp hiếm như thế.

HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao.

? Nêu hiểu biết của em về tác giả.

-? Nêu hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ.

- GV nêu yêu cầu đọc: Giọng đọc chậm, thanh thản, sâu lắng chú ý nhịp thơ trong từng câu.

- GV đọc 2 bài 1 lần.

- Gọi học sinh đọc- nhận xét. ? Hai bài thơ có điểm gì giống và khác nhau?

? Nhận xét về cách gieo vần của bài thơ?

- Gọi học sinh đọc bài''Cảnh khuya''

- GV đọc hai câu đầu.

- Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh gì?

? Bức tranh thiên nhiên được vẽ lên qua những phương diện nào và qua những chi tiết cụ thể nào? ? Thử thay thế " Tiếng hát" bằng từ khác và cho ý kiến nhận xét. - Đọc chú thích. - Trả lời độc lập. - Học sinh nghe. - Đọc bài. - So sánh, nhận xét. - Trả lời. - Học sinh đọc bài. - Phát hiện nội dung. - Phát hiện chi tiết. - Nhận xét. I. Đọc - Tiếp xúc văn bản * Tác giả, tác phẩm - Tác giả: SGK. - Hoàn cảnh sáng tác: SGK. * Đọc. * Cấu trúc văn bản. + Giống :- cùng được Hồ Chí Minh sáng tác ở Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp.

- Cùng viết về cảnh trăng đẹp và đều theo thể thơ tứ tuyệt. +Khác: một bài viết bằng tiếng việt còn một bài viết bằng tiếng Hán.

-> Gieo vần: ở cuối câu 1,2,4.

Một phần của tài liệu giáo án văn 7 tiết 36-67 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w