cách thức tổ chức thi khác nhau. nhưưng về quy trình tiến hành một cuộc thi cơ bản là giống nhau. Cụ thể gồm có các bước như sau:
Bước 1: Nêu chủ ưchương của cuộc thi, nội dung gồm có: + Quyết định chủ trưưương tổ chức cuộc thi
+ Quyết định chủ đề của cuộc thi
+ Lập bộ phận dự thảo kế hoạch cuộc thi
Bước 2: Dự thảo kế hoạch cuộc thi, nội dung kế hoạch gồm có các vấn đề sau: + Những căn cứ để tổ chức cuộc thi
+ Mục đích, yêu cầu + Nội dung thi
+ Quy mô cuộc thi (không gian và thời gian) + Đối tượng tham gia cuộc thi
+ Ban chỉ đạo cuộc thi (cơ cấu, số lượng, chức năng, nhiệm vụ) + Ban tổ chức cuộc thi (cơ cấu, số lượng, chức năng, nhiệm vụ) + Quy chế và thang điểm chấm thi
+ Danh hiệu và chỉ tiêu khen thưởng + Tài liệu tuyên truyền phục vụ cuộc thi
+ Thời gian, địa điểm tổ chức thi (hoặc chấm thi) và tổng kết cuộc thi.
+ Kinh phí cuộc thi (nguồn thu và phân bổ chi phí cho các hoạt động của cuộc thi)
Bước 3: Thông qua, công bố kế hoạch cuộc thi và triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch cuộc thi.
Bước 4: Theo dõi chỉ đạo diễn biến của cuộc thi. Ban tổ chức và hội đồng chấm thi họp triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của mình.
Bước 5: Tổ chức thi, hoặc chấm thi: (do ban tổ chức cuộc thi và hội đồng thi thực hiện). Công bố kết quả cuộc thi.
Bước 6: Tổng kết cuộc thi (Ban chỉ đạo cuộc thi đánh giá toàn bộ cuộc thi, rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng mới và công khai tài chính cuộc thi).
Để một cuộc thi thành công tốt đẹp nhất thiết phải trải qua 6 bước tiến hành trên. Những cuộc thi có quy mô nhỏ thực hiện trong một thời gian ngắn thì việc thực hiện các bước tiến hành cuộc thi có thể đơn giản. Nhưng cuộc thi có quy mô lớn, thực hiện trong một thời gian dài thì việc thực hiện các bước tiến hành của cuộc thi phải đầy đủ, chặt chẽ và họp bàn kỹ lưỡng. kết quả của cuộc thi như thế nào là phụ thuộc vào chất lượng của việc thực hiện các bước tiến hành cuộc thi.
Các cuộc thi của Đoàn thanh niên tổ chức bao giờ cũng gắn liền với nội dung của một phong trào thi đua do Đoàn thanh niên phát động. Kết quả của cuộc thi góp phần tạo nên cao trào thi đua trên mỗi lĩnh vực hoạt động của phong trào thanh thiếu niên. Cuộc thi là cơ sở tạo ra không khí hoạt động sôi nổi tích cực trong phong trào thanh thiếu niên và là động lực thúc đẩy phong trào thanh thiếu niên phát triển. Vì vậy tổ chức các cuộc thi trong hoạt động của Đoàn thanh niên là có ý nghĩa rất cần thiết đối với việc củng cố xây dựng tổ chức Đoàn – Hội - Đội vững mạnh.
3.2. Một số hội thi tiêu biểu :
Hội thi thanh niên nông thôn thanh lịch - giỏi nghề nông nghề nông
a. Đặt vấn đề:
Thanh lịch vừa là cái đẹp, vừa là một phẩm chất của ưngười thanh niên mới. Cái đẹp của con người luôn gắn liền với lao động, với chất lượng và hiệu quả công việc. Đó chính là mục tiêu hoạt động của tổ chức Đoàn, là nhu cầu, mong ư ớc của hàng triệu bạn trẻ. Có lẽ vì vậy mà các hoạt động tìm kiếm mẫu hình thanh niên thanh lịch, giỏi nghề để cùng nhau hướng tới đ có sức lôi cuốn các bạn trẻ. ã
Hình thức tổ chức cuộc thi “Thanh niên nông thôn thanh lịch – giỏi nghề nông” là một hoạt động mới của nhiều cơ sở Đoàn.
b. Mục đích, yêu cầu tổ chức hội thi:
- Xây dựng mẫu hình người thanh niên nông thôn mới phù hợp với điều kiện của địa phương, truyền thống của quê hương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng quê hương giàu đẹp. Cụ thể, thông qua việc :
+ Định hướng lối sống, nếp sống, thẩm mỹ cho thanh niên + Nâng cao trình độ kiến thức, trình độ văn hóa – x hội ã
+ Nâng cao trình độ nghề nông và kiến thức làm giàu, xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng được phong trào học tập, rèn luyện “Thanh lịch - giỏi nghề” trong đông đảo đoàn viên thanh niên ở địa phương trước và sau hội thi; lôi cuốn đư ợc đông đảo đoàn viên, thanh niên cùng tham gia.
c. Cách tổ chức:
Bước 1: Phát động cuộc thi