+ Nhà nước cấp.
+ Các cơ quan, doanh nghiệp tập thể, cá nhân ủng hộ. + Lệ phí do các đội và các vận động viên đóng góp.
+ Kinh phí thu được từ việc bán vé vào xem các môn thi đấu…
Do việc chi tiêu ở đại hội rất tốn kém nên đại hội phải được tiến hành ngắn gọn để tiết kiệm và không ảnh hưởng đến lao động, học tập và công tác của các vận động viên.
Tóm lại việc tổ chức các hoạt động TDTT cho thanh niên là việc cần thiết trong giáo dục toàn diện. Những khó khăn khách quan như kinh phí, đời sống sinh hoạt hoặc những khó khăn khác đòi hỏi các bạn phải năng động suy nghĩ tìm tòi, kiên quyết không để thanh niên bị mất quyền đưược chăm sóc và phát triển thể chất.
E .trò chơi thanh thiếu niên
1. Mục đích, yêu cầu của việc tổ chức trò chơi thanh thiếu niên:
- Đáp ứng nhu cầu giao lưu, vui chơi giải trí của thanh thiếu niên, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tạo sức hấp dẫn của tổ chức Đoàn, Đội đối với thanh thiếu niên.
- Thông qua trò chơi nhằm tạo môi trường tiên tiến để thanh thiếu niên rèn luyện nhân cách và các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp ứng xử.
- Tạo cơ hội cho thanh thiếu nhi thể hiện khả năng, năng khiếu, óc sáng tạo của mình trong những tình huống có vấn đề.
2. Kỹ năng quản trò:
Muốn tổ chức trò chơi, người điều khiển trò phải có một số kỹ năng và những hiểu biết cơ bản. Nội dung trò chơi phong phú hấp dẫn, người chơi tham gia nhiệt tình như ng quản trò vụng về thì cuộc chơi tập thể sẽ kém hiệu quả và khó thành công. Vì vậy rèn luyện kỹ năng quản trò là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với cán bộ thanh niên ở cơ sở.