Vấn đề này đòi hỏi người tổ chức phải hết sức năng động, tháo vát...
k. Thành lập ban chỉ đạo hội diễn và ban hành qui chế hội diễn:
- Trưởng ban lập kế hoạch, tổ chức triển khai, theo dõi, tổng kết.
- Hai phó ban: Một chỉ đạo nghệ thuật (có nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu nghệ thuật ), một người chăm lo cơ sở vật chất liên quan đến hội diễn. thuật ), một người chăm lo cơ sở vật chất liên quan đến hội diễn.
- Tập hợp người có năng lực, thành lập các tiểu ban đảm nhiệm những công việc cụ thể. thể.
- Trong qui chế (hay điều lệ) nên qui định rõ: chủ đề, thể loại, tác phong diễn viên, nhạc công, số lượng tiết mục, thời gian trình diễn. nhạc công, số lượng tiết mục, thời gian trình diễn.
Tập thể đóng góp ý kiến để thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung chương trình, qui chế và cùng bắt tay vào công việc chỉ đạo thực hiện.
5. Triển khai kế hoạch xuống cơ sở:
a. Gửi văn bản thông báo qui chế và hướng dẫn cụ thể tới cơ sở.
Có thể triệu tập họp để phổ biến, đồng thời nắm được tình hình của các cơ sở để thấy được thuận lợi, khó khăn, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp giúp các cơ sở khắc phục khó khăn tham gia hội diễn có kết quả.
b. Tổng duyệt chương trình:
- Sơ khảo của hội diễn tổ chức tại cơ sở để nắm chắc chất lượng và số lư ợng các tiết mục, từ đó điều chỉnh chương trình cho hợp lý.
- Góp ý kiến chỉnh lý, đầu tư nâng cao chất lượng của tiết mục trên cơ sở có đủ điều kiện, thời gian nhân lực cùng những điều kiện khác.
- Nếu thời gian quá gấp thì không nên điều chỉnh, càng không được gây không khí căng thẳng, ganh đua, thiếu tự tin trong các đơn vị và diễn viên.
6. Thực hiện kế hoạch hội diễn:a. Tuyên truyền cổ động: a. Tuyên truyền cổ động:
Để tạo không khí cho hội diễn trước một tuần ở nơi diễn ra hội diễn cần có panô, áp phích quảng cáo.
b. Tổ chức cho các đơn vị bắt thăm về thứ tự biểu diễn:
- Lập chương trình tổng thể gửi cho các đơn vị, chủ động chuẩn bị chương trình này được thông báo công khai ở nơi diễn ra hội diễn.
- Thành lập ban chỉ huy đêm diễn.
- Thành lập ban giám khảo. Chủ tịch hội đồng giám khảo nên là người có chuyên môn nghệ thuật, có uy tín cao, thành viên giám khảo nên là những người có khả năng cảm thụ nghệ thuật, không câu nệ vào chức vụ. Số lượng thành viên ban giám khảo nên có 3 hoặc 5 người.
- Lời khai mạc hội diễn nên viết thành văn bản ngắn gọn súc tích mang tính khích lệ, động viên. Không nên nói dài ảnh hưởng đến tâm lý chung của hội
7. Tổng kết hội diễn:
Nên tổ chức làm hai đợt:
Đợt 1: Tiến hành trong ngày cuối cùng của hội diễn trước khi công bố kết quả và trao phần thưởng. Ban tổ chức nên chọn ra những tiết mục xuất sắc, đủ thể loại, kết cấu chương trình hợp lý, tổ chức công diễn để khuyếch trương kết quả của hội diễn.
Đợt 2: Họp ban tổ chức để đánh giá, tổng kết cụ thể, sâu sắc, khẳng định sự thành công, những yếu kém, rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc tổ chức hội diễn lần sau.
8. Một số điều nên biết:
a. Về trang phục:
Đ bước lên sân khấu cần làm đẹp hơn so với lúc sinh hoạt thường ngày. Bảo đảm sự ã lịch sự, trang nh , không loè loẹt, không lố lăng, không quá cầu kỳ, rập khuôn. Hết sức tránh l ng ã ã phí, tốn kém.
b. Hoá trang:
Chọn một người trong đơn vị biết làm mẫu, mọi người làm theo, bảo đảm sự thống nhất, hài hoà. Nếu có vai diễn phức tạp, cần tìm người có chuyên môn giúp đỡ.
c. Trang trí sân khấu:
Đơn giản, không cầu kỳ, cần sáng tạo, độc đáo, dùng phương pháp gợi tả, ước lệ, không nên đi theo lối tả thực. Tận dụng phông màn, bục bệ, bàn ghế có sẵn và biết cách bố cục, sắp xếp hợp lý sẽ tạo nên một không gian sân khấu sinh động hợp với trí tưởng tượng của đông đảo công chúng.
d. Tác phong:
Mỗi cá nhân biểu diễn phải có động tác chào. Những tiết mục tập thể cần chọn người chào đại diện. Khi biểu diễn xong nếu được cổ vũ nhiệt liệt của khán giả cần chào đáp lại và cám ơn.
Trong khi biểu diễn có sự cố xảy ra như: đứt dây đàn, trang phục chưa chu đáo, âm thanh lộn xộn...cần hết sức bình tĩnh, tránh căng thẳng, hoảng hốt xô đẩy nhau hoặc có những
e. Người giới thiệu và lời giới thiệu:
Người giới thiệu là người thay mặt đơn vị biểu diễn. Nếu chương trình dài nên có 2, 3 người thay đổi. Mỗi tiết mục cần có cách giới thiệu sáng tạo, không rập khuôn, sáo rỗng, hết sức tránh gây cười, thiếu văn hoá.
Nên chọn người giới thiệu có hình thức đẹp, duyên dáng, giọng khoẻ, ấm áp, nói đúng ngữ điệu, nhanh nhẹn nhưng không hấp tấp, bình tĩnh nhưng không chậm chạp.
Lời giới thiệu cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn thu hút được sự chú ý của khán giả.
g. Sắp xếp chương trình:
Việc sắp xếp chương trình tiết mục là một nghệ thuật. Nếu chương trình không hợp lý, người xem dễ thấy lộn xộn, khó tiếp thu, dễ xảy ra tình trạng tiết mục này làm lu mờ tiết mục kia.
Trừ những vở diễn hoàn chỉnh, lưu ý một số kinh nghiệm sau: