lát lấy hơi, mà ta gọi là ngắt giọng. Nhưng ngắt giọng không chỉ đơn giản là dừng nghỉ. Ngắt giọng là cách nghỉ, là phương tiện để bộc lộ ý tứ của lời trình bày, ngắt giọng chiếm vị trí quan trọng đáng lưu ý trong diễn thuyết. Có ba hình thức ngắt giọng: ngắt giọng lôgic, ngắt giọng thi ca, ngắt giọng tâm lý.
Nhờ ngắt giọng lôgic, ngắt giọng theo ý nghĩa mà vấn đề ta trình bày người nghe hiểu được thấu đáo rõ ràng. Sau khi phát âm một nhóm từ có ý nghĩa liên quan với nhau rồi dừng nghỉ đấy là ngắt giọng lôgic. Nhờ ngắt giọng, câu nói được tách thành những mắt xích, những mắt xích này được gọi là phách câu. Phách câu ngắn hay dài sẽ tạo nên nhịp điệu khác nhau của lời nói và nó cũng tạo nên những hàm ý của nhịp điệu. Độ dài ngắn của qu ng nghỉ khi ngắt giọng ã phụ thuộc vào tốc độ nói. Ngắt giọng lôgic cũng như trọng âm lôgic làm cho câu nói trở nên cân đối, hoàn chỉnh, chứng tỏ tính lôgic là một trong những phương tiện truyền đạt ý nghĩa văn bản. Ngoài ngắt giọng lôgic ta còn hay sử dụng ngắt giọng tâm lý. Sự im lặng có ý nghĩa truyền cảm, đó chính là ngắt giọng tâm lý. Muốn sử dụng cách ngắt giọng này phải có lý do về tính chất tâm lý của nội dung truyền đạt, nó được xác định bằng sự hàm ý, nó bắt nguồn từ trạng thái tâm hồn của người diễn thuyết. Bao giờ ngắt giọng tâm lý cũng gây trạng thái hồi hộp, căng thẳng, chờ đợi ở người nghe, nó thúc giục trí tưởng tượng của họ. Muốn vậy ngắt giọng phải là sự nối dài của dư âm, không để chỗ ngắt giọng là khoảng trống rỗng trong nhận thức của người nghe. Không nên lạm dụng lối ngắt giọng tâm lý, phách câu và khiếu thẩm mỹ sẽ gợi ý cho ta lựa chọn thời điểm ngắt giọng. Độ dài của qu ng ngắt phụ thuộc vào sức căng nội tâm của người diễn ã thuyết. Để tác động mạnh vào người nghe, lúc kết thúc buổi diễn thuyết tuyên truyền viên cần thực hiện một qu ng ngắt tâm lý cần thiết để lời nói cuối cùng đem lại ấn tượng mạnh mẽ, cũng ã là thời gian người nghe thu nhận nốt những âm hưởng còn lưu đọng của lời trình bày.