- Để tập trung sự chú ý, có thể dùng cách nói lửng (ở những chỗ mà dường như độc giả có thể đoán được ý tiếp theo)
4. Những phương pháp cơ bản rèn luyện kỹ năng nói.
4.1. Tập cơ hàm, tập thở, và tập các nhóm cơ trên cơ thể có ảnh hưởng đến khả năng nói . ởng đến khả năng nói .
Một trong những nguyên nhân chính của mỗi người khi đứng trước đám đông hoặc phát biểu trước tập thể thường bị ‘run” hoặc không trôi chảy là vì do cơ hàm nói riêng và các nhóm cơ trên cơ thể bị cứng lại. Do vậy bài tập đầu tiên của mỗi chúng ta trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói của mình là phải thường xuyên luyện tập cơ hàm, các nhóm cơ trên cơ thể, âm điệu và tư thế khi nói.
a.Luyện tập cơ hàm.
Phương pháp tập luyện đơn giản nhất theo qui trình sau:
- Há miệng từ từ cho hết cỡ rồi ngậm lại nhiều lần (từ chậm đến nhanh) trong ngày hay trước khi phát biểu hoặc tập nhai “không khí”, nhai kẹo cao su vừa nhai vừa nói “mum – mum – mum”
- Đảo hàm sang trái, sang phải nhiều lần trong ngày khi thích hợp hoặc trước khi lên nói, phát biểu hoặc thuyết trình.
- Mỗi buổi sáng khi rửa mặt hoặc soi gương nên dùng hai tay xoa lên hai má theo chiều kim đồng hồ từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh từ 10 –15 lần.
b. Tập thở .
Thở là một chức năng tự động, tự nhiên rất quan trọng cho quả trình nói năng, hát… Do vậy khi nói, thuyết trình cần phảI biết cách thở nhằm giảm đến mức tối thiểu sự căng thẳng và hiệu quả công tác tối đa. Hiểu rõ cơ chế và hoạt động hô hấp sẽ giúp bạn làm chủ hơi thở cũng như tự điều chính lời nói của mình.
Một phương pháp luyện tập thở hàng ngày nên được duy trì là:
Tập hít thật sâu theo mũi vào bụng làm cho bụng thật căng lên và há miệng thở từ từ ra theo miệng . Mỗi lần tập từ 5 – 7lần. Hoặc trước khi phát biểu nếu thấy run nên quay mặt vào tường hoặc vào chỗ tĩnh tập hít thở mấy lần sẽ hết hoặc đỡ run đi nhiều.
Tập đi bộ hoặc chạy nhẹ hằng ngày, vừa đi vừ tập thở đều mỗi ngày khoảng thời gian 15 –20 phút.
Tập thổi hơi vào chậu nước mỗi buổi sáng hoặc thổi cốc nước nong mỗi khi uống, lấy hơi từ Tập thổi kèn, còi, thổi sáo …