Diễn giả có thể thu phục người nghe bằng sự hấp dẫn cá nhân:

Một phần của tài liệu Tap huan doi (Trang 144 - 147)

- Khi đứng khẩu dễ dàng trước những dàn bài đơn giản, khi bạn đ có thói quen dùng những ã

5. Xây dựng phong cách, uy tín của người nói.

5.2. Diễn giả có thể thu phục người nghe bằng sự hấp dẫn cá nhân:

Cố nhiên là không bằng những loại uy tín như đ nói ở trên, nhưng vẫn có hiệu quả.ã

ở đây, chúng ta đứng trước một địa hạt dễ đến được hơn, vì uy tín thì hiếm có, sức hấp dẫn cá nhân thì ai cũng có thể có trong tâm của mỗi ngưười.

Một số ngưười có sức hấp dẫn tự nhiên, làm cho ngưười ta có cảm tình với họ ngay từ đầu : Thân hình, cách ăn mặc, đôi mắt sáng, nụ cưười vui vẻ, thân thiện…. Chỉ cần nhìn thấy họ, đ thấy bị họ thu hút.ã

Không phải ai cũng có nét hấp dẫn như vậy, nhưng trong cuộc sống người nào cũng có cách làm cho mình đáng yêu và duyên dáng.

Sự tiếp xúc đầu tiên đủ để báo cho công chúng tán thành hay chống lại người nói. Nếu anh ta trình diện một cách vụng về, với một dáng điệu trong cách ăn mặc luộm thuộm và những cử chỉ làm người ta buồn cười, thì anh ta sẽ làm cho thính giả khó chịu trước khi anh ta nói. Người ta nghe anh ta nhưng không có thiện cảm và người ta sẽ lợi dụng một khiếm khuyết nhỏ nào đó để cho anh ta thấy lòng “mến mộ” đối với mình.

Vì vậy, người nói phải chỉnh đốn thái độ, cách ăn mặc, nét mặt, phải ăn mặc chỉnh tề, phải cạo râu cho nhẵn. Phải tự nhiên thỏai mái một cách đúng mực. Trước khi nói phải nhìn cử tọa bằng cái nhìn vui vẻ. Không nên bắt đầu, cũng như không vội chấm dứt. Những chi tiết đó có tầm quan trọng của nó.

Nếu chú ý đến bề ngoài là có ích, bạn cũng đừng rơi vào chỗ thái quá. Trên bục giảng, trên bục diễn thuyết, nhất là trên bàn giảng, đừng nên ăn mặc quá vui vẻ, trẻ trung, nếu bạn đ luống tuổi, đừng nên ã

dùng điệu bộ của một chàng bảo hoàng (đỏm dáng) . Nên tránh những cầu kỳ đó, chúng sẽ làm cho bạn dễ trở thành lố bịch.

Để chấm dứt chúng tôi nói thêm nếu một số khuyết tật nào đó quá nặng, thì chúng trở nên tai hại. Những ai mắc phải các khuyết tật đó mà không chữa đưược thì phải quên đi việc nói trưước công chúng. Đáng lẽ phải xuống đàn, họ lại cứ muốn trình diện, thì họ coi như đ thất bại.ã

5.3. Tạo lập cho mình một phong cách riêng khi nói trước công chúng

- Phong cách ở đây là muốn nói đến tổng thể tư thế, tác phong, cách ăn mặc, giọng nói, ánh mắt, nụ cười, cách đi lại, cách vung tay, kết hợp nói với ghi giảng, cách bao quát công chúng, thăm dò thái độ của họ. Chúng ta đ từng nghe ã

nhiều người nói (nghe thầy cô giảng bài, nghe cán bộ Đoàn cấp trên phổ biến Nghị quyết, nghe các diễn giả nói chuyện...) và thấy được một điều hiển nhiên: mỗi ngư ời một vẻ, không ai giống ai. Đó chính là phong cách riêng của từng người.

- Điều cần lưu ý ở đây là phải tuân thủ nghiêm ngặt phương châm: "Học tập ngưười khác là rất tốt nhưng đừng bắt chước ai cả" đặc biệt trong thời gian qua, khi dẫn chương trình cho một hội thi, một đêm liên hoan văn nghệ, chúng ta thấy xuất hiện quá nhiều những Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan... Học tập các anh chị dẫn chương trình nổi tiếng của VTV3 là rất cần thiết, rất tốt nhưng đừng tự biến mình thành những cái bóng mờ nhạt của họ. Đôi khi càng cố gắng bắt chước người khác, chúng ta càng trở nên lố lăng, kệch cỡm. H y cố gắng làm cho mình trở ã

thành chính mình, càng không giống ai càng tốt. Cũng nhưư vậy đôi khi đối với giọng nói, cách vung tay, cách đi lại, cách gây cười khôi hài,... yêu cầu cao nhất là phải hết sức tự nhiên, đừng khiên cưỡng, gò ép.

5.4. Tìm ra những thủ pháp cần thiết khi trình bày vấn đề:

- Đối với bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, con người cũng đều tiếp cận, phát hiện ra những thủ pháp (nghệ thuật, những tiểu xảo cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. Trong thể thao (bóng đá, bóng chuyền) ta bắt gặp những chuyện này như cơm bữa. Vì thế nói trước công chúng cũng cần có những thủ pháp để làm tăng hiệu quả, tăng sức thuyết phục, tăng sự hấp dẫn của bài nói. Cùng một nội dung như nhau nhưng có người nói "cua ở trong lỗ cũng phải bò ra". Trái lại có người nói "buồn như chấu cắn"- ấy là do thủ pháp.

Trong các bước trình bày ở trên đ nêu được các thủ pháp quan trọng ã

nhất: nhớ để thoát ly giáo án, bài chuẩn bị, sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao dùng "cái lý của người Mèo", làm cho các con số trở nên biết nói, đưa ra được những bức tranh nhỏ nhưng lại soi sáng ý nghĩa lớn, có một phong cách riêng để gây ấn tượng và tạo dấu ấn cho người nghe.

- Về mặt tâm lý, người nói bao giờ cũng chủ động hơn người nghe, do vậy có lúc cần sử dụng những "đòn tấn công dồn dập" làm cho người nghe không kịp suy nghĩ, mà chỉ biết nuốt từng lời của người nói, thậm chí bị cuốn hút mất hồn, như thôi miên vậy. Ây là thủ pháp đối với công chúng trẻ tuổi, những thủ pháp công thức hoá, sơ đồ hoá đôi khi rất có hiệu quả về kỹ năng nói trước công chúng.

v. Kỹ năng ứng xử

Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. X hội ã

càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc đời, trong công việc khi bạn là một cán bộ hoạt động Đoàn trong thanh thiếu niên.

1.Một số khái niệm.

Một phần của tài liệu Tap huan doi (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(168 trang)