Những yếu tố liên quan đến việc rèn luyện âm điệu, giọng nói:

Một phần của tài liệu Tap huan doi (Trang 131 - 132)

- Để tập trung sự chú ý, có thể dùng cách nói lửng (ở những chỗ mà dường như độc giả có thể đoán được ý tiếp theo)

a. Những yếu tố liên quan đến việc rèn luyện âm điệu, giọng nói:

- Thanh điệu cơ bản của văn bản thuyết trình là cái đầu tiên người nói phải nắm

chắc. Nó tuỳ thuộc phong cách ngôn ngữ của văn bản tuyên truyền. Chính thể loại của văn bản sẽ giúp người diễn thuyết xác định được thanh âm cơ bản cần dùng để tạo dựng khí sắc của vấn đề, của lối trình bày. Phủ định hay khẳng định, ca ngợi hay phê phán – mỗi lối nói do những thanh điệu cơ bản tạo dựng nên. Dùng thật đúng thanh điệu cho văn bản tuyên truyền sẽ tạo cho người nghe thấy được tất cả các khía cạnh của vấn đề hiện ra trước mắt.

- Ngữ điệu: Là sắc thái thể hiện ý nghĩa và cảm xúc của lời nói. Nó là sắc thái đa dạng

trong giọng của người diễn thuyết, biểu lộ những tình cảm ý nghĩ của người nói tư giúp cho người nghe hình dung được rõ ràng các khía cạnh, các mặt của vấn đề. Ngữ điệu là phương tiện truyền đạt hàm ý, nó có sức diễn cảm rất mạnh. Để sắc thái ngữ điệu phong phú người nói phải sử dụng những yếu tố sau một cách phù hợp: trọng âm, cường độ giọng, ngắt hơi, lên và xuống giọng, nhịp điệu, âm sắc.

- Trọng âm lôgic của lời nói: Một câu nói sẽ được hiểu đúng nghĩa và có thần sắc khi

nó được phát âm ra với một lôgic tương ứng ở những từ chính cần nhấn mạnh. Trọng âm lôgic và việc tách ra một từ hoặc nhóm từ có ý nghĩa chủ yếu. Những từ mang trong âm được phân biệt nhờ sự ngắt giọng. Những thủ thuật này được sử dụng kết hợp chứ không đơn lẻ từng thủ thuật một. Chính nhờ phát âm những từ trọng âm một cách diễn cảm mà người nghe hiểu đúng lời nói, cảm thụ đúng đắn ý nghĩa từng câu nói và nắm chắc ý chính những vấn đề ta trình bày. Trong khi nói nếu phát âm sai những từ trọng âm sẽ làm người nghe hiểu sai câu nói nắm các ý truyền đạt sai lệch.

Một phần của tài liệu Tap huan doi (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(168 trang)