+ Tạo không khí thi đua lành mạnh, kích thích lòng say mê nghề nghiệp của cán bộ Đoàn.
+ Tạo dấu ấn trong dư luận x hội, nhất là trong đoàn viên, thanh niên .ã
b. Công tác chuẩn bị (đối với Đoàn cơ sở) :
- Bí thư Đoàn (hoặc một đồng chí ủy viên thường vụ được phân công) dự thảo một bản kế hoạch tổng thể để thông qua BCH, trong đó đặc biệt lưu ý các vấn đề:
+ Mục đích, yêu cầu của hội thi.
+ Nội dung và hình thức của hội thi ở từng cấp (chi đoàn, Đoàn cơ sở).
+ Thời gian, địa điểm thi. + Thể lệ của cuộc thi.
+ Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo.
+ Biện pháp chỉ đạo thực hiện (tài liệu tuyên truyền, tọa đàm, tập huấn...).
+ Dự trù và xác định nguồn kinh phí cơ sở vật chất để tiến hành hội thi.
- Báo cáo kế hoạch hội thi với cấp ủy và chính quyền địa phương, đơn vị, xin ý kiến của Đoàn cấp trên, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và hỗ trợ về mặt kinh phí, cơ sở vật chất của các ban ngành, đoàn thể khác.
- Triệu tập cuộc họp cán bộ Đoàn mở rộng bao gồm: BCH Đoàn cơ sở, BCH các chi đoàn, quán triệt chủ trưưương, thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, thể lệ của hội thi, bàn những biện pháp có hiệu quả để thực hiện từ cấp chi đoàn trở lên. Phổ biến các câu hỏi gợi ý từ cấp chi đoàn trở lên. Phổ biến các câu hỏi gợi ý về các nội dung thi, hướng dẫn các tài liệu tham khảo chính để các cấp bộ Đoàn và thí sinh có thời gian chuẩn bị chu đáo.
- Các chi đoàn tổ chức họp bàn biện pháp thực hiện: thống nhất chọn cử đại biểu của chi đoàn đăng ký tham gia hội thi, hỗ trợ giúp đỡ đối tượng dự thi về nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác, cách ứng xử và các điều kiện khác (trang phục, giày, dép, kinh phí..).
Cách bình chọn ở chi đoàn có thể diễn ra dưới những hình thức như: tọa đàm, thảo luận, dạ hội văn nghệ, hái hoa dân chủ nhằm nâng cao hiểu biết chung của đoàn viên và tập dượt cho các thí sinh dự thi ở vòng sau vững vàng, tự tin hơn.
- Tuyên truyền cho hội thi thông qua các phương tiện thông tin, tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho các thí sinh do các chi đoàn bình chọn lên (về nhận thức cơ bản, về kỹ năng tối thiểu và những nghiệp vụ cần thiết nhất), gợi ý cách thể hiện cho từng loại thí sinh (nam, nữ, độ tuổi, là đoàn viên, là cán bộ..).
c. Nội dung và hình thức của hội thi cấp cơ sở.- Nội dung: Có thể có 4 phần: - Nội dung: Có thể có 4 phần:
+ Trang phục bắt buộc và trang phục tự chọn, tùy theo đặc điểm của khí hậu, thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, từng đối tượng thanh niên mà quy định cho phù hợp.
+ Phong cách: Cách đi, dáng đứng, chào mời, tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân...
+ Trả lời các câu hỏi của ban giám khảo. Có thể sử dụng 2 dạng câu hỏi:
Câu hỏi thi đã được công bố, chuẩn bị trước: Tập trung vào các vấn đề x hội của ã thanh niên, về truyền thống của địa phương, đơn vị, về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội, nhận thức về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, x hội của địa phương, cơ sở.ã
Câu hỏi thi ứng xử: Là những câu hỏi mở, tập trung vào việc xử lý những tình huống thường gặp trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong học tập và công tác và trong các mối quan hệ của cán bộ, đoàn viên thanh niên.
+ Thi năng khiếu tự chọn. Thí sinh được tự chọn cho phù hợp với sở trư ờng của bản thân, được luyện tập trước như: hát, múa, võ thuật, ảo thuật, diễn thuyết, điều khiển trò chơi, kịch câm, thể dục nhịp điệu, ngâm thơ, độc tấu, chơi một loại nhạc cụ, hóa trang...
- Hình thức:
Để hội thi thực sự trở thành một hoạt động văn hóa, mang tính giao lưu quần chúng, tập hợp được đông đảo cán bộ, đoàn viên thanh niên, nên sử dụng hình thức sân khấu hóa.
d. Tổ chức hội thi cấp cơ sở.
- Bài trí sân khấu và hội trường:
+ Phông màn nên chọn màu sáng, qua ánh đèn tôn vẻ tươi trẻ, có biểu tượng, tên gọi hội thi cắt bằng bìa hoặc xốp, bằng giấy màu hài hòa với màu của phông màn.
+ Có hệ thống đèn đủ chiếu sáng sân khấu, có đèn màu càng tốt. Phân công người phục trách ánh sáng để điều khiển phối màu theo nội dung thi.
+ Nên có cây cảnh đặt trên sàn sân khấu đế gài các câu hỏi thi trong nhụy hoa giấy nhiều màu sắc
+ Âm thanh: nên có bộ âm thanh chuẩn, có micrô dùng cho ban giám khảo, cho người dẫn chương trình (1 hoặc 2 người), cho thí sinh. Có dàn nhạc hoặc nhạc công phục vụ theo yêu cầu của từng nội dung thi, đệm cho các tiết mục văn nghệ xen kẽ, lấp chỗ trống khi cần thiết.
+ Bố trí chỗ tập kết riêng cho các thí sinh, có chỗ trang điểm, thay trang phục.
+ Sắp xếp chỗ ngồi cho ban giám khảo hợp lý, đảm bảo nhìn rõ, nghe rõ, theo dõi được thí sinh thực hiện các nội dung của hội thi.