- Để tập trung sự chú ý, có thể dùng cách nói lửng (ở những chỗ mà dường như độc giả có thể đoán được ý tiếp theo)
d. Tập tư thế đi và đứng
- Đi: Người thẳng, vai thẳng, bước đi rứt khoát, mắt nhìn thẳng, thở đều - Đứng: luôn ở tư thế thẳng người, ngực nâng cao thoải mái, chân dang ra ngang hông, cự ly vừa phải với người nghe nên từ 1,5m – 2m, mắt luôn nhìn thẳng ( vào độc giả) không nhìn lên trần nhà hoặc xuống sàn nhà.
4.2. Tập luyện âm, giọng làm chủ lời nói
Tác dụng của một bài nói chuyện sẽ tăng lên rất nhiều nếu như được bạn diễn đạt bằng ngôn ngữ có sức thuyết phục và có hình ảnh sinh động. Trong đời sống thường ngày chúng ta nói bằng giọng nói giao tiếp bình thường nhưng khi thuyết trình chúng ta phải nói và phát âm một cách chuẩn xác, có sức truyền cảm. Vì vậy người thuyết trình phải nắm trắc kỹ thuật nói, rèn tiếng nói của mình thành tiếng nói giàu tính nghệ thuật.
Lời nói của con người gắn liền với hơi thở. Khi tuyên truyền chúng ta sử dụng lối thở ý chí. Lối thở do ta kiểm tra và điều chỉnh. Khi nói chúng ta hít vào, sau đó dừng một lát (giữ không khí lại) rồi dần thở ra. Tiếng nói hình thành khi thở ra. Muốn cho lời nói dễ dàng cần biết cách sử dụng hơi thở hợp lý. Ngưười nói phải nắm vững kỹ xảo lấy hơi để giọng nói diễn cảm không bị sặc tiếng, ngừng, vấp. Muốn vậy phải thường xuyên luyện thở.
Phát âm rõ ràng, khúc triết từng âm riêng lẻ, từng chữ riêng lẻ và từng câu, là điều quan trọng nhất. Phát âm rõ ràng trong sáng sẽ giúp người nghe hiểu và nắm đư ợc nội dung chúng ta truyền đạt. Muốn phát âm tốt phải luyện câu âm bằng cách: thường xuyên luyện môi, làm chúng cơ động, dẻo dai có thể phát âm chính xác. Tăng cường độ linh hoạt của lưỡi để tạo khả năng chủ động phát âm.
Để truyền đạt được nội dung bài nói chuyện một cách hấp dẫn ta phải nắm được những thủ thuật làm chủ lời nói.