Phải kiểm tra xem đ hội đủ các điều kiện để đưa vấn đề ra nói trước mọi ngườ iã hay chưa? Như người ta thường bảo: nói có sách, mách có chứng, hay phải có đủ nhân chứng,

Một phần của tài liệu Tap huan doi (Trang 114 - 118)

hay chưa? Như người ta thường bảo: nói có sách, mách có chứng, hay phải có đủ nhân chứng, vật chứng....

Cũng cần lưu ý thêm rằng, người nghe đ sẵn sàng chưa, có hào hứng với vấn đề mình ã định nói không? Đồng thời phải suy sét cho kỹ về mức độ lợi hại khi mình nêu vấn đề đó ra trước công chúng.

3.2. Cần tuân thủ các bước soạn bài diễn văn (bài nói chuyện, chuyên đề...) chuyên đề...)

- Chọn đề tài mà bạn thấy thích thú và muốn nói trước công chúng.

- Luôn nhớ tính nhất quán của vấn đề định trình bày, tìm mọi cách để đạt tới mục tiêu chính của đề tài.

- Lập đề cương sơ bộ, bao gồm những ý chính cần nói.

- Tìm ý phụ và các tư liệu bằng cách trả lời 7 câu hỏi sau đây: Ai? Cái gì? ở đâu? Bằng cách nào? Tại sao? Ra sao? Khi nào?

- Ghi chép ngay những ý mới suất hiện trong óc bạn - Sắp xếp các ý rõ ràng, rành mạch.

- Lựa chọn nhiều chứng cớ, thí dụ để minh hoạ cho phong phú.

- Phải biết tự hạn chế. Khi nào bỏ đi 5, 6 ý, chỉ giữ lại 3, 4 ý mà không thấy tiếc thì bài nói của bạn mới có hy vọng hấp dẫn ngưười nghe.

3.3. Nắm vững tâm lý của người nghe

- Bạn phải chú ý đến đặc điểm tâm lý của từng đối tượng Ví dụ:

- Thanh niên nông thôn không thích trừu tượng, ưa thực tế và cụ thể, thích trào phúng... Vì vậy, trong bài nói chuyện, bạn nên lấy nhiều ví dụ trong đời sống hiện tại ở nông thôn, tỏ ra hiểu họ, biết rõ tình cảnh của họ thì sẽ thuyết phục được họ.

- Thanh niên công nhân ưa thích bình đẳng, công bằng ưa bênh vực quyền lợi của kẻ yếu... Đánh trúng tâm lý ấy, bài nói của họ sẽ thành công.

- Thanh niên học sinh, sinh viên đầy mơ mộng, có tâm lý phục tài, muốn tự khẳng định mình, không thích trịnh trọng, dài dòng. Vì vậy, bài nói chuyện cần dí dỏm, súc tích, đi sâu được vào đời sống của họ (ở ký túc xá, ở lớp học...)

- Thanh niên trí thức thường duy lý, hay lý luận và hoài nghi mọi lý thuyết. Vì vậy bài nói cần phải lôgic chặt chẽ, ý tưởng mạch lạc, chứng cứ xác thực, lập luận vững vàng

- Thanh niên các dân tộc thiểu số lại có “cái lý của người Mèo”, chân thực nhưng hóm hỉnh, rất ưa cụ thể. Bài nói chuyện phải có nhiều ví dụ thực tế sát hợp với đặc điểm vùng cao...

3.4. Rèn luyện đức tự tin vào chính mình

- Tự mình phán xét hay nhờ bạn thân nhận xét về khả năng thầm kín của bạn.

- Tăng cường quan hệ với những người tin bạn, tin ở sự thành công, tránh xa những kẻ hoài nghi, dèm pha.

- Tập nói thường xuyên, lúc đầu nói ít, nói ngắn, sau quen dần sẽ nói nhiều hơn trong khoảng thời gian dài hơn.

- Nhớ kỹ câu này: “Tập đi rồi h y tập chạy”. ã Thành công được một vài lần, sau rất dễ thành công.

- Soạn kỹ bài phát biểu, bài nói chuyện, diễn văn - Tìm thêm động lực bằng sự khích lệ của bạn bè. - Luôn luôn yêu cái thật, cái tốt, cái đẹp

- Nhớ rằng người nghe vốn sẵn có thiện cảm với diễn giả

- Đừng để ý nhiều đến dư luận. Biết dư luận để sửa các khuyết tật của mình là cần thiết, song từ đó lại kém tự tin, rụt rè, thì rất có hại. Nên hiều rằng: dư luận cũng có khi sai, chân lý không phải bao giờ cũng thuộc vệ số đông.

3.5. Rèn luyện trí nhớ

Một phần của tài liệu Tap huan doi (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(168 trang)