năng vô tận rất phong phú, dồi dào, nhằm khai thác những truyền thống quí báu của địa phương và bản sắc văn hoá của dân tộc nói chung.
Chính vì vậy, nghệ thuật chuyên nghiệp có đủ mạnh về chất và lượng, nhưng cũng không thể thay thế được hoạt động nghệ thuật không chuyên. Bởi vì quần chúng vừa là người hư
3. Yêu cầu của công tác tổ chức:
Đối với những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp thì đó là nghề của họ, là ý nghĩa của cuộc sống. Do đó, tổ chức hoạt động của nghệ thuật chuyên nghiệp diễn ra theo một dây chuyền khép kín : từ kịch bản, đạo diễn, nhạc công, hoạ sĩ đến diễn viên đều được chuyên môn hoá. Mỗi người một việc, một nghề.
Đối với những người không chuyên thì tất cả chỉ là sự say mê, thậm chí một chút năng khiếu cộng với tinh thần trách nhiệm. Những gương mặt ấy ở khắp mọi nơi, mọi miền, mọi ngành và trên cương vị lao động sản xuất, công tác khác nhau. Nguyên tắc hoạt động là sử dụng thời gian rỗi và tự nguyện.
Chính vì vậy, vai trò trách nhiệm của người tổ chức càng trở nên nặng nề và phức tạp. Có thể coi đó là người chỉ huy, thủ lĩnh , bởi hoạt động này vừa có tầm bao quát vừa có độ nhạy cảm về chính trị như làm lúc nào, với đối tượng nào, vừa biết động viên khích lệ quần chúng hăng hái tham gia từ đầu đến cuối, vừa biết thâu tóm, chắp nối các" mắt xích" từ nhiều phía tạo thành sức mạnh để tạo nên một guồng máy không chuyên nhưng vẫn chuyển động một cách nhịp nhàng, linh hoạt.
4. Lập kế hoạch hội diễn:
a. Thiết kế chương trình.
Chọn phương án thích hợp, có tính khả thi, giống như muốn xây dựng được ngôi nhà cao tầng phải có thiết kế, đảm bảo trang nh , vừa hiện đại, vừa có tính dân tộc, có kết cấu bền ã vững, giá trị sử dụng cao.
Đặt mục đích yêu cầu vừa sức. Phụ thuộc vào chủ trương chung, tổ chức qui mô lớn, vừa hay nhỏ tuỳ thuộc vào lực lượng, cơ sở vật chất kinh phí có thể có. Phương châm"liệu cơm, gắp mắm".
b. Hướng dẫn nội dung:
Định hướng nội dung tư tưởng cho rõ. Ví dụ: Ca ngơi Đảng, Bác, Quê hương, Đất nư ớc, người tốt việc tốt, đấu tranh chống tiêu cực, tệ nạn x hội.... ã
c. Chọn chủ đề:
Ngắn gọn, tổng quát, bao hàm được nội dung.Ví dụ: - Đợt hội diễn nhân dịp 19-5 có thể đặt tên:
+Lời ca dâng Bác.
+Người là niềm tin tất thắng - Dịp 26-3 :
+Tuổi trẻ tình yêu mùa xuân. +Âm vang mùa xuân.
- Dịp 22-12 :
d. Thể loại:
Định hướng cụ thể : Tiểu phẩm, ca múa, tạp kỹ....
e.Thời gian:
Tốt nhất nên dựa vào các mốc lịch sử, các ngày truyền thống của đất nước, địa phư ơng, đơn vị để tổ chức hội diễn. Do tính chất phức tạp của hội diễn nghệ thuật quần chúng nên cần có thời gian chuẩn bị. Cần thông báo trước 2 đến 3 tháng. Đối với hội diễn có qui mô lớn và từ 3 đến 4 năm mới tổ chức một lần thì cần thông báo sớm hơn để các đơn vị tham gia chủ động chuẩn bị.
g. Địa điểm:
Phải là nơi trung tâm, để các đơn vị biết chủ động đi lại thuận lợi. Địa điểm đó cũng phải đảm bảo cả điều kiện biểu diễn tốt. Hiện nay vấn đề này không khó, các hệ thống Nhà văn hoá cấp huyện, tỉnh khá nhiều. ở miền núi có thể chia thành từng vùng, khu vực. ở qui mô cấp tỉnh có thể chia theo cụm (gồm các huyện gần nhau).
h. Đối tượng và số lượng :