kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của mình. Việc động viên khen thưởng kịp thời, đúng lúc, công bằng sẽ thúc đẩy tính tự giác tích cực, rèn luyện thể dục thể thao của các bạn trẻ.
2. Tổ chức tập luyện và thi đấu một số môn2.1. Thành lập ban tổ chức chỉ đạo: 2.1. Thành lập ban tổ chức chỉ đạo:
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ lập kế hoạch, chỉ đạo, và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó từ đầu đến cuối.
Việc thành lập ban chỉ đạo do thủ trưưởng các đơn vị hoặc UBND các cấp ra quyết định.
Ban chỉ đạo có quyền quyết định mọi vấn đề trong quá trình diễn biến của phong trào. Số thành viên của ban chỉ đạo tương ứng với quy mô của phong trào. Đối với cấp tỉnh hoặc huyện, thành phần ban chỉ đạo gồm: Một trưởng ban, hai phó ban (một thuộc về cơ quan chuyên môn, một thuộc về cơ quan đoàn thể). Số lượng các uỷ viên có thể từ 3 đến 5 người. Đại diện của các cơ quan đơn vị có phong trào tốt. Nếu Đoàn thanh niên trực tiếp đứng ra chỉ đạo thì vẫn cần có các thành viên tham gia. Mỗi ngưười phụ trách một mảng việc phù hợp với khả năng của mình. Ví dụ: Cán bộ văn hoá đảm nhận việc thông tin tuyên truyền giáo dục, cán bộ thể dục thể thao đảm nhận việc tổ chức tập huấn hay luyện tập. Ban chỉ đạo phải có chưương trình làm việc chặt chẽ, phải có trụ sở làm việc, có tổ chức lễ phát động và sơ kết, tổng kết phong trào.
Đối với các đơn vị biệt lập, ban chỉ đạo đưược tổ chức gọn nhẹ hơn, (do một uỷ viên ban chấp hành Đoàn phụ trách). Để tổ chức chỉ đạo thành công ngưười phụ trách phải sử dụng được những thành viên có khả năng trong mỗi việc cụ thể.
Ngoài ra, có thể lập nhóm những người yêu mến một số môn nào đó (hoặc cao hơn có thể lập ra hội) ví dụ: Hội đua xe đạp, xe máy, chạy bóng đá, bơi, đá cầu v.v… Trong trường hợp này không cần lập ban chỉ đạo mà chỉ cần các hội viên thực hiện những điều quy định do hội
2.2. Xây dựng kế hoạch
Kế hoạch hoạt động được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ thuật mọi điều kiện, nhu cầu sở thích của mọi người, cơ sở vật chất, thời gian v.v… Kế hoạch phải được thông qua trước toàn thể ban chỉ đạo. Nhiệm vụ x hội quan trọng nhất của kế hoạch phát triển TDTT là: nâng ã cao tính quần chúng của TDTT, cải thiện sức khoẻ, năng, năng lực hoạt động, phát triển thể chất toàn diện cho thanh niên, nâng cao thành tích thể thao vai trò giáo dục của nó trong việc xây dựng con người mới. Sau khi thống nhất thông qua kế hoạch, ban chỉ đạo giao việc một cách cụ thể cho các thành viên.
Chú ý: Kế hoạch phải được phổ biến sớm cho quần chúng và được quần chúng tham gia góp ý kiến để họ có đủ thời gian để chuẩn bị.
Soạn thảo kế hoạch TDTT phải phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của từng cơ sở. Nói cách khác kế hoạch phải dự báo sát thực tế về những vấn đề: tập luyện thi đấu, kinh phí và những công trình thể thao.
Những cơ sở có diện tích trật hẹp, không có những công trình thể thao quy mô lớn, có thể tận dụng đường giao thông để tập chạy vào các buổi sáng sớm. Có thể mượn hoặc thuê các sân bóng của các đơn vị bạn. Trong điều kiện không có sân bóng đá đủ tiêu chuẩn có thể tận dụng sân mi ni mà vẫn có được phong trào sôi nổi. ở nông thôn và vùng núi ít có những công trình thể thao, song nếu các bạn biết dựa vào những ưu đ i của thiên nhiên như: Chạy trên sườn ã núi, bơi sông, tập trên các b i ven sông, cánh đồng sau khi thu hoạch v.v… Bất cứ ở địa điểm ã nào ta cũng có thể lập được kế hoạch tập luyện thích hợp. Bản kế hoạch có ý nghĩa về mặt pháp lý để tổ chức các hoạt động, phân công giao nhiệm vụ đến từng người và các đội, làm cơ sở cho các đơn vị và cá nhân bố trí thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác. Ngoài ra kế hoạch còn là cơ sở để dự trù trang cấp cơ sở vật chất và kinh phí.
Bản kế hoạch phải được cụ thể hoá bằng các lịch hoạt động, tập luyện hoặc thi đấu. Việc sắp xếp lịch cũng đòi hỏi phải chú ý đến nhiều yếu tố, hạn chế đến mức thấp nhất việc thay đổi lịch do nguyên nhân khách quan. Sau bước hoàn thiện kế hoạch là bước tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện, có thể điều chỉnh kế hoạch, nhưng đó phải là những cải tiến để kế hoạch có hiệu quả và hợp lý hơn.
2.3. Tổ chức tập luyện:
Đây là bước tổ chức thực hiện kế hoạch. Có rất nhiều phương pháp tổ chức tập luyện. Mỗi cơ sở lại có phương pháp tổ chức riêng do đặc điểm tình hình cụ thể ở đó chi phối. Người tổ chức tập luyện chú ý phải sử dụng thời gian nhàn rỗi của đoàn viên thanh niên, tránh hoạt động trong giờ sản xuất làm giảm năng suất lao động, trừ đội tuyển của đơn vị cần có thêm, thời gian luyện tập để tham gia thi đấu.
- Công việc tổ chức tập luyện nói chung bao gồm:
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất: Làm hồ bơi, sân bóng, hố nhảy, đường chạy…
+ Chuẩn bị các dụng cụ để tập luyện: Bóng, lưới, bàn, xà đơn, xà kép, bàn bi-a…
+ Làm quyết định điều động người hoặc đội có danh sách kèm theo tham gia tập luyện, thời gian, địa điểm.
2.4. Tổ chức thi đấu.
Có tập luyện TDTT thì phải có thi đấu. Nếu tổ chức thi đấu tốt sẽ cổ vũ người tập vươn lên đạt thành tích thể thao cao hơn, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho thanh niên.