Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK III Cách thức tiến hành

Một phần của tài liệu giao an 11 (tiet 1 - 22) (Trang 109 - 111)

III. Cách thức tiến hành

GV hớng dẫn HS đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận. B. tiến trình dạy học

* ổn định tổ chức (1 )’ I. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra trong tiết học bài tác gia

II. Bài mới

* Lời vào bài (1 ): Lịch sử văn học Việt Nam dờng nh không muốn mất đi những thiên tài kiệt xuất. Nếu Nguyễn Du mất trên đất Bắc năm 1820 thì năm 1822 Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trên đất Đồng Nai thợng võ. Để hiểu về Nguyễn Đình Chiểu là ngời nh thế nào, ta tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ.

……….*……… ……… ………* * .

I. Cuộc đời (10 )

? Nói tới cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu chú ý mấy yếu tố?

Gv: Nói tới cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, ta chú ý hai yếu tố: nguồn gốc và quá trình sống

* Nguồn gốc

? Nêu khái quát vài nét về nguồn gốc của Nguyễn Đình Chiểu?

- Sinh 1/7/1822 tại quê mẹ: Làng Tân Thới huyện Bình Dơng, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Cha là Nguyễn Đình Huy ngời Thừa Thiên Huế, vào Gia Đình làm th lại (quan giúp việc hành chính giấy tờ) tại dinh tổng trấn Lê Văn Duyệt. Ông lấy bà vợ hai là Trơng Thị Thiệt sinh ra Nguyễn Đình Chiểu.

- Nguyễn Đình Chiểu lấy tên chữ là Mạnh Trạch, tên hiệu là Trọng Phủ, khi mù loà còn lấy hiệu là Hối Trai (cái nhà tối).

* Quá trình sống

? Nêu khái quát về quá trình sống của Nguyễn Đình Chiểu?

- Năm 1843 (21 tuổi), Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú tài

- Năm 1846 (24 tuổi) ra Huế học chuẩn bị thi tiếp. Nhng chuẩn bị vào thi nghe tin mẹ mất (1849)

- Trên đờng về Nam chịu tạng mẹ Nguyễn Đình Chiểu thơng mẹ khóc nhiều nên bị mù cả hai mắt.

Gv: Ông là ngời con có hiếu, rất thơng mẹ. Ông là con mẹ thứ lại không đ- ợc sống gần mà chăm sóc vì phải học xa mẹ luôn, đến khi mẹ ốm chết cũng không về kịp để đa tang

- Bị bội hôn, Nguyễn Đình Chiểu không chịu trớc cuộc đời đầy đau khổ vẫn sống có ích cho mọi ngời. Ông mở trờng dạy học, bốc thuốc trị bệnh cứu ngời

và sáng tác thơ văn.

Gv: Nguyễn Đình Chiểu là ngời có nghị lực và rất thông tuệ, mặc dù mù mắt ông vẫn dạy học, bốc thuốc, những việc mà ngay đến những ngời sáng mắt làm cũng rất khó khăn

- Là ngời yêu nớc, có tinh thần đạo nghĩa, bất hợp tác với giặc

Gv: Khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định (1859) Nguyễn Đình Chiểu lúc ở Bến tre, lúc về Cần Guộc, sáng tác thơ văn để phục vụ cuộc kháng chiến của đồng bào Nam Bộ ngay từ những ngày đầu. Ba tỉnh miền đông, rồi ba tỉnh miền tây rơi vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Đình Chiểu sống trong lòng yêu thơng trân trọng của ngời đời, ông khớc từ tất cả mọi ân huệ về tiền tài, danh vọng, đất đai mà thực dân Pháp đa ra để mua chuộc (chi tiết về tên tỉnh trởng Bến Tre Mi-si-pông-xen) Ông sống bất hợp tác với giặc (không cho con học trờng tây, không dùng xà phòng, không cắt tóc ngắn, không cho con đi đờng Pháp mở), nêu cao tấm gơng kiên trung bất khuất với kẻ thù, giữ trọn tấm lòng thuỷ chung son sắt với nớc, với dân cho đến hơi thở cuối cùng ngày 3/7/1888.

? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?

 Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gơng sáng về nhân cách và

nghị lực. Ông vứt bỏ công danh (bỏ thi) về chịu tang mẹ để làm tròn chữ hiếu.

Ông khẳng khái, giữ vững khí tiết của nhà nho trớc âm mu kẻ thù thể hiện thái độ kiên trung bất khuất, lòng yêu nớc, thơng dân son sắt của mình. Nguyễn Đình Chiểu đã vợt qua mọi bất hạnh để trở thành con ngời hữu ích, nghị lực ấy ai hơn.

Gv: Trong một Đồ Chiểu có ba con ngời đáng quý. Một nhà giáo mẫu mực đặt việc dạy ngời cao hơn dạy chữ. Một thày lang lấy việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân làm y đức. Một nhà văn sáng tác không phải lấy danh tiếng mà trực tiếp phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp đề cao đạo đức của nhân dân.Ta mới hiểu vì sao một học trò sẵn lòng gả em gái cho thầy. Ngày ông mất, cả cánh đồng Bến Tre rợp trắng khăn tang.

Một phần của tài liệu giao an 11 (tiet 1 - 22) (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w